SKKN Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi
- Mã tài liệu: BC1045 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Cao Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời Nhỏ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Cao Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời Nhỏ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi“ triển khai các biện pháp như sau:
3.1 Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước trong giờ chơi tập có chủ đích
3.2 Biện pháp 2: Tăng cường làm và sưu tầm đồ chơi đẹp, sáng tạo cho trẻ
3.3 Biện pháp 3: Kích thích sự phát triển nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước ở mọi lúc mọi nơi
3.4 Biện pháp 4: Nêu gương khen thưởng, động viên khích lệ
3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
A | MỞ ĐẦU | |
1 | Lí do chọn đề tài | |
2 | Mục đích nghiên cứu | |
3 | Đối tượng nghiên cứu | |
4 | Phương pháp nghiên cứu | |
B | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1 | Cơ sở lí luận | |
2 | Thực trạng vấn đề | |
3 | Các giải pháp thực hiện | |
3.1 | Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước trong giờ chơi tập có chủ đích | |
3.2 | Biện pháp 2: Tăng cường làm và sưu tầm đồ chơi đẹp, sáng tạo cho trẻ | |
3.3 | Biện pháp 3: Kích thích sự phát triển nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước ở mọi lúc mọi nơi | |
3.4 | Biện pháp 4: Nêu gương khen thưởng, động viên khích lệ | |
3.5 | Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường | |
4 | Kết quả thực hiện | |
C | KẾT LUẬN | |
* | Bài học kinh nghiệm |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội chứ không chỉ của gia đình. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn phồn vinh, vững mạnh và phát triển đều phải quan tâm tạo mọi điều kiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, vun đắp cho thế hệ tương lai của dân tộc “Cho hôm nay và cho mai sau”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, trong đó Giáo dục mầm non được xác định là bậc học quan trọng đầu tiên, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, khâu đầu tiên trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là nhằm phát triển hài hoà về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ được đặc biệt chú trọng, nhằm khơi gợi nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, phát triển sự nhạy cảm của các giác quan, phát triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản, có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi quen thuộc.
Thông qua hoạt động này giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc và một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng… Trẻ luôn luôn được tìm hiểu khám phá ra những điều mới lạ của môi trường xung quanh trẻ, từ đó trẻ nhận thức được cái hay cái đẹp, biết yêu cái đẹp, có thể sáng tạo ra cái đẹp, trẻ biết yêu quý những sản phẩm mình tạo ra và biết yêu lao động, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, biết đoàn kết chơi cùng nhau. Đó chính là cơ sở, mấu chốt cho mọi hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non.
Để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nhận biết một cách tích cực nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn: “Một số biện pháp dạy môn nhận biết cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho mình trong năm học ………...
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động nhận biết về màu sắc, hình dạng, kích thước giúp trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia họat động, nâng cao chất lượng của giờ học và thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá môi trường xung quanh của trẻ. Trên cơ sở đó trẻ phát triển nhận thức, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cháu trong độ tuổi 25 – 36 tháng Trường Mầm non Ba Đình.
- Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp phối kết hợp.
Phương pháp dạy mọi lúc mọi nơi.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân và giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo phát triển bền vững. Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ, uốn nắn từng bước để trẻ phát triển nhân cách con người một cách toàn diện, trở thành con người có ích cho xã hội.
Chúng ta đều biết trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại mà trẻ có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo tâm sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Ở mỗi độ tuổi trẻ có nhận thức khác nhau, trẻ càng lớn kiến thức của trẻ càng được nâng cao hơn.
Với trẻ 25 – 36 tháng tuổi là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, trong đó có sự phát triển của các giác quan, yếu tố quan trọng để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Do đặc điểm tư duy của trẻ 25 – 36 tháng là tư duy trực quan hành động, trẻ khám phá thế giới xung quanh khi được tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng… qua các giác quan. Tuy nhiên vốn tri thức, nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ còn hết sức hạn chế, nhận thức của trẻ về tên gọi, đặc điểm, màu sắc… còn nhiều sai lệch.
Qua quá trình dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhiều năm, tôi nhận thấy một số trẻ chưa phân biệt rõ được 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Khái niệm về màu với trẻ rất mờ nhạt, trẻ hay bị nhầm lẫn, lúc thì màu đỏ, màu xanh rồi lại màu vàng. Nguyên nhân chính là do não bộ của trẻ còn rất non nớt, trẻ chỉ có thể bắt chước nói theo cô.
Bên cạnh việc giúp trẻ phân biệt về màu sắc thì môn học “Nhận biết phân biệt” là một môn học rất quan trọng đối với trẻ nhà trẻ. Đối với trẻ mầm non, trẻ hầu như ham chơi, ham vui, không thích gò bó trong các hoạt động học, trẻ lúc nào cũng thích khám phá thế giới xung quanh vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn đối với trẻ. Với tâm lý như vậy, làm thế nào để trẻ có thể ngồi tập trung vào giờ học mà không bị gò bó, trẻ nhận biết và phân biệt
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]