SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4-5
- Mã tài liệu: BM4006 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4, 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 963 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | NaN-NaN |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | NaN-NaN |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4-5” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tài liệu dạy Tập đọc nhạc.
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học gắn với việc xác định rõ chức năng của việc giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập.
4. Biện pháp 4: Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
5. Biện pháp 5: Dạy bài Tập đọc nhạc theo đúng quy trình.
6. Biện pháp 6: Sử dụng trò chơi trong dạy học.
7. Biện pháp 7: Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp
8. Biện pháp 8: Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
9. Biện pháp 9:. Xây dựng phong trào “tập xướng âm” ngoài giờ học.
…
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Âm nhạc là món ăn tinh thần của mỗi con người. Trong chiến tranh, âm nhạc như một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại khơi dậy lòng dân tinh thần lạc quan, ý chí đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trong cuộc sống hòa bình, âm nhạc như một người bạn chia sẻ, động viên, cảm thông khi ta vui cũng như lúc ta buồn …”
Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng.
Có thể nói, âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.
Ở lớp 4 – 5, ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài Tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó, việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, tôi nhận thấy rằng trước một bài Tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 – 5 ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
– Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học nhằm đề ra một số phương án góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập đọc nhạc giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt hơn, mang lại giờ học vui mà hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trong trường tiểu học.
– Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp học sinh phát triển toàn diện.
– Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
– Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học, bản thân tôi luôn bám sát nội dung chương trình và vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để học sinh nắm bài một cách tốt nhất.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
– Đánh giá thực trạng về công tác dạy và học Âm nhạc tại trường trong 3 năm học ……….., ………..và ………...
– Đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5.
– Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các hoạt động dạy – học âm nhạc trong trường Tiểu học.
– Thời gian nghiên cứu: Từ năm ………...
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp vấn đáp.
– Phương pháp thực hành.
- ĐIỂM MỚI TRONG PHƯONG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 – 5 ” thì kết quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng tích cực. Các em không còn cảm thấy e ngại mỗi khi đọc bài Tập đọc nhạc, việc xác định tên nốt, hình nốt trong bài không còn là một việc khó khăn đối với mỗi học sinh. Sau mỗi tiết học Âm nhạc, các em luôn có một tinh thần thoải mái, phấn chấn để học tốt các môn học khác.
PHẦN 2: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác. Tuy âm nhạc không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một sự hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy, thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Vì vậy, việc tìm ra biệp pháp giúp các em tiếp thu bài một cách tốt hơn là một điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Trường đạt chuẩn Quốc gia, lớp học khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ các phòng chức năng, có đầy đủ các đồ dùng dạy học các bộ môn nói chung và Âm nhạc nói riêng.
– Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên ngành môn Âm nhạc của Trường CĐSP Nhạc họa Trung ương (nay là Trường ĐHSP nghệ thuật).
– Có nhiều năm liên tục dạy lớp 4, 5.
– Có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, thích sáng tạo, có mong muốn trẻ được hoạt động.
– Có chuyên môn vững vàng trong giảng dạy.
– Luôn được sự giúp đỡ của BGH nhà trường và đồng nghiệp.
– Học sinh rất yêu thích môn học này.
- Khó khăn:
– Dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 là rất khó khăn vì ở lớp 3 các em mới chỉ làm quen với các hình nốt, tên nốt, biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhưng lên lớp 4, 5 kiến thức nhạc lý yêu cầu các em ở mức độ cao hơn. Các em phải đọc những tên nốt, hình nốt thành một nét giai điệu. Để đọc được, các em phải nhớ được tên nốt và hình nốt các nốt nhạc đó. Vì vậy, nhiều em con rất bỡ ngỡ, rụt rè và chưa tự tin đọc bài tập đọc nhạc.
– Thời gian dành cho phân môn tập đọc nhạc không nhiều (15 – 20 phút/1 bài TĐN trong 1 tiết). Với khoảng thời gian ngắn như vậy, việc truyền thụ những kiến thức, kĩ năng âm nhạc cho các em rất hạn chế.
– Trong giờ học, một số học sinh chưa hăng hái, tham gia học một cách thụ động không tích cực. Do đó, khả năng sáng tạo và khả năng cảm thụ âm nhạc của các em có phần hạn hẹp.
– Một số học sinh học theo cách tự do, các nốt nhạc ngân nghỉ không đúng, nhận biết nốt nhạc chưa chính xác, không có sự cảm nhận về cao độ của các nốt nhạc.
– Một số học sinh còn xem nhẹ môn học, coi đây chỉ là môn phụ nên các em học theo kiểu chống chế, không nhiệt tình tham gia, hoạt động học hời hợt không tích cực, thụ động.
– Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4, 5 rất năng động, khi học nhạc chưa biết kìm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.
– Mức độ cảm nhận âm nhạc của học sinh không đồng đều.
– Học sinh Tiểu học hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Đứng trước thực tế đó, người giáo vên phải nắm bắt tâm lý của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất để truyền đạt cho học sinh. Có như vậy, giờ học tập đọc nhạc mới trở nên sinh động và đầy hứng thú đối với trẻ.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Là ngôi trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào trong đó đạt nhiều thành tích cao về Văn hoá văn nghệ. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy, để các em học tốt, có được những thành tích trong phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp và các em có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]