SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm
- Mã tài liệu: BC2070 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 968 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhật Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhật Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan và rèn nề nếp cho trẻ trước khi làm quen với tác phẩm văn thơ
2.3.2 Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của cô khi lên lớp
2.3.3. Luyện tập, củng cố ở mọi lúc mọi nơi
2.3.3. Luyện tập, củng cố ở mọi lúc mọi nơi
2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh và việc cho trẻ làm quen với Tác phẩm thơ
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Và dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vừa mới rời khỏi vòng tay nâng niu, yêu thương của cha mẹ tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài nên rất hồn nhiên, trong trắng, ngây thơ. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ, đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ như Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Ở lứa tuổi mầm non non thì thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự lĩnh ngộ của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – Ngôn ngữ – Tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Lứa tuổi này trẻ đã nắm vững ngôn ngữ và sử dụng như là hệ thống tín hiệu, điều này giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn trẻ kinh nghiệm sống và làm cho trí tuệ của trẻ phát triển hơn. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Mục đích của việc dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là trước hết cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật làm cho trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ. Giúp cho trẻ thể hiện được thái độ, xúc cảm, tình cảm trước một bài thơ. Kích thích ở trẻ sự nhậy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo việc dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Việc tổ chức cho trẻ từ 3- 4 tuổi đọc thuộc diễn cảm thơ là góp phần bồi dưỡng năng khiếu văn học nghệ thuật, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Qua đó hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy tôi đã chọn làm đề tài nghiên cứu cho mình đó là: “Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp từ tác phẩm thơ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi đọc thơ diễn cảm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi đã sử dụng phương pháp này để thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có lien quan đến đè tài nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát
Tôi đã dùng phương pháp quan sát trong quá trình tổ chức hoạt động học trên lớp để thấy được biểu hiện khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ.
– Phương pháp đàm thoại
Tôi đã trò chuyện với trẻ qua các hoạt động trong ngày cũng như trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm
Tôi sử dụng phương pháp này để được thực hành trải nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của phương pháp đó đối với khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
– Phương pháp thống kê toán học
Tôi đã sử dụng toán thống kê các % đạt được trong quá trình khảo sát ( trước và sau khi áp dụng các biện pháp ) và rút ra kết quả từ số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ màm non phát triển toàn diện thì ta cần đi sâu vào 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, lĩnh vực phát triển thẫm mỹ. Trong 5 lĩnh vực thì lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3 tuổi, khi ở lớp nhà trẻ chuyển lên lớp mẫu giáo bé thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa được mạch lạc, một số trẻ vẫn còn bỡ ngỡ, nhút nhát trẻ hay nói trống không, nói ngọng, một số trẻ còn ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm học ………. nhà trường phân công tôi dạy lớp 3-4 tuổi, tôi đã rất chú trọng vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô giáo bạn bè trong lớp cũng như mọi ngưòi xung quanh. Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thì hoạt động đọc thơ có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo, nó rất gần gũi với trẻ, thơ nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình vào bài thơ.
Với các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục kỳ diệu đối với con người đặc biệt là đối với trẻ thơ bởi tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật. Trong trường mầm non việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Khi tiếp xúc với ngôn ngữ thơ đặc biệt là đọc thuộc diễn cảm thơ, trẻ em được nhen lên hứng thú sáng tạo từ tổng hoà dư vang những âm thanh dịu ngọt, gợi lên ở trẻ những cảm xúc mới lạ tràn đầy về những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống. Bởi vì hơn ai hết, trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, điều mà người lớn chúng ta không có được. Trẻ em đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa khát khao hiểu biết, khám phá và ham muốn diễn tả những nhận thức và cảm xúc của mình bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên. “Thơ ca vốn là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời và trời đất” nên việc trẻ tìm đến với thơ như một quy luật của tự nhiên, của đời sống.
Trẻ em rất gần gũi với thơ ca, ngay trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của các em cũng đã dẫn các em đến ngưỡng cửa của thơ ca rồi. Có thể nói tính chất của trẻ thơ là bắt đầu của tình thơ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi các em là tuổi nụ, tuổi hoa. Chính sự ngây thơ, trong trẻo, tinh khôi của các
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]