SKKN Một số biện pháp để dạy tốt môn Địa lý lớp 4
- Mã tài liệu: BM4015 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1270 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp để dạy tốt môn Địa lý lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hệ thống nội dung, chương trình học môn Địa lí lớp 4.
2. Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu môn Địa lí
3. Một số biện pháp đã thực hiện giúp học sinh học tốt môn Địa lí
Biện pháp 3.1. Rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu
Biện pháp 3.2: Hình thành biểu tượng Địa lí
Biện pháp 3.3. Hình thành khái niệm Địa lí.
Biện pháp 3.4. Giải thích hiện tượng Địa lí
Biện pháp 3.5. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố Địa lí
Biện pháp 3.6. Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức cho học sinh
Biện pháp 3.7. Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi
Biện pháp 3.8. Giáo dục lòng yêu thích môn Địa lí
Mô tả sản phẩm
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Một năm bắt đầu từ mùa xuân
Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ với tư cách là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì và làm như thế nào trong tương lai? Tất cả phải nhờ vào sự nghiệp giáo dục. Người xây nền tảng đó lại là những người có nhiệm vụ vẻ vang trong sự nghiệp “Trồng người”. Bồi dưỡng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng, cần thiết. Mỗi giáo viên chúng ta nhận thấy: Giáo dục những học sinh vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích có trình độ hiểu biết cao, có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Cùng với các môn học khác, môn Địa lí là môn học quan trọng trong chương trình Tiểu học. Ở bậc học này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn Tự nhiên Xã hội nói chung và phân môn Địa lí nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Chương trình Địa lí lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về Địa lí Việt Nam và những nội dung cơ bản về địa hình, dân cư, khí hậu và nền kinh tế xã hội của các vùng miền trong cả nước …
Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nên việc dạy và học môn Địa lí còn nhiều bất cập với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Vì đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lí là môn học không có tính quyết định nên thường không thích đầu tư cho môn học. Từ trước đến nay, học sinh chỉ được cung cấp các khái niệm Địa lí thông qua giáo viên nên giờ học Địa lí chưa thực sự thu hút các em…Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em. Với suy nghĩ làm sao để lựa chọn được những phương pháp nào hay, đặc trưng để dạy Địa lí ở Tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề tôi quan tâm và hầu hết các giáo viên Tiểu học đều quan tâm .
Bên cạnh đó, bản thân tôi thấy: Đa số học sinh dành nhiều thời gian học cho các môn Toán, Tiếng Việt,… còn môn học Địa lí thì được xem nhẹ, chỉ cần học bài là được. Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí lớp 4” để giúp học sinh yêu thích, hứng thú học Địa lí và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Con người dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần có kiến thức về Địa lí. Giáo viên là cầu nối giữa tri thức và nhân loại. Giáo viên có nhiệm vụ giúp Học sinh khám phá những kiến thức cơ bản cần thiết về trái đất, môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia. Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Địa lí là một trong những bộ môn quan trọng đòi hỏi mỗi người phải am hiểu về kiến thức bộ môn. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục hiện nay là: Giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Giáo viên đảm nhận vai trò là người mở đường, cố vấn và đánh giá. Vì vậy hoạt động của giáo viên tập trung vào những hoạt động sau: đề xuất ý tưởng, tổ chức học sinh làm việc theo các hình thức khác nhau (cá nhân, cặp, nhóm,..), giám sát và hỗ trợ học sinh trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ, đánh giá kết quả học tập. Hoạt động của học sinh rất phong phú: trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân, quan sát đối tượng học tập, đọc tài liệu, suy nghĩ và phán đoán, phát biểu ý kiến trong nhóm và trước lớp tích cực tự giác thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập. Quán triệt tinh thần chỉ đạo nói trên, kết quả là học sinh lớp tôi dạy đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới, bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên. Khi tự mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú, say mê và yêu mến môn học hơn rất nhiểu những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên.
Khi tôi đến lớp giảng dạy bất cứ môn gì thì cũng cần phải có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học. Đối với môn Địa lí cần phải có: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lý… Dạy học Địa lí đòi hỏi kết hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh nắm vững những tri thức khoa học và kỹ năng vận dụng các tri thức đó vào cuộc sống, giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện tính tích cực độc lập cho học sinh.
Đặc điểm môn Địa lí lớp 4 là giúp các em biết được các sự vật hiện tượng về lĩnh vực Địa lí và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó. Sách “Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 4” được biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu học và không quá tải về kiến thức, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp HS tự rèn tại lớp, nhằm giúp các em phát huy hết năng lực của mình cũng như rèn học sinh tính tự giác học tập.
Học sinh đến với môn Địa lí là hình thành cho học sinh những biểu tượng, khái niệm đơn giản và bước đầu giúp học sinh nhận thấy mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên cũng như giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng niềm khác nhau của đất nước. Từ đây học sinh thu nhập tìm kiếm tư liệu địa lí từ bài học hàng ngày trên lớp và trong đời sống thực tế… Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên khai thác tối đa vốn sống của học sinh, tranh ảnh, bản đồ và hỗ trợ kịp thời để các em có được các biểu tượng, khái niệm Địa lí một cách đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra mối quan hệ địa lí đơn giản để các em hiểu sâu và chắc các kiến thức địa lí đã học đồng thời phát triển tư duy học sinh. Để từ những giờ học trên lớp, các em biết đem về vận dụng vào cuộc sống phong phú. Từ đó các em hình thành thái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về quê hương đất nước, con người và môi trường xung quanh, giúp học sinh có tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, khát khao được học để trở thành con người năng động sáng tạo, có ích cho gia đình, xã hội, đem hết sức mình để góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu mạnh.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có. Hệ thống các loại bản đồ, lược đồ rất phong phú, màu sắc rõ ràng, hấp dẫn, kích thích được sự hứng thú học tập của các em. Các tranh ảnh để cung cấp cho việc dạy Địa lí cũng tương đối đầy đủ. Đồ dùng dạy học cũng được trang bị, tuy không đủ. Một số đồ dùng tự làm đạt hiệu quả cao.
Học sinh được tự học, học phù hợp với năng lực của mình, có nhiều cơ hội phát triển tư duy sáng tạo. Học sinh được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, từ đó các em biết thừa nhận người khác, học hỏi người khác để điều chỉnh bản thân mình.
- Khó khăn
Lớp có nhiều em gia đình nhà nông sống trong bản là chủ yếu và còn khó khăn, gia đình chưa có sự quan tâm đúng đắn về việc học của học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng. Đồ dùng dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đầy đủ và phong phú. Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo làm tốt đề tài nghiên cứu. Thời gian chưa nhiều để nghiên cứu kỹ và tốt hơn.
Bên cạnh đó trong lớp học có nhiều học sinh có trình độ phát triển khác nhau có nhiều học sinh dân tộc, việc đọc, viết Tiếng Việt chưa tốt, các học
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]