SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4
- Mã tài liệu: BM4163 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 148 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Trị |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Trị |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Tôi đã nghiên cứu và đi sâu vào một số vấn đề sau:
1. Nắm vững kiến thức cần ghi nhớ ở mỗi bài.
2. Nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy.
3. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh.
4. Cung cấp một số mẹo để học sinh dễ nhớ bài.
5. Thiết kế trò chơi để củng cố bài và gây hứng thú học tập cho học sinh.
6. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng chuẩn KTKN của môn học.
Còn đối với học sinh, trư¬ớc hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các
b¬ước sau:
1. Đọc thật kỹ đề bài.
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm.
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần l¬ợt từng yêu cầu của đề bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn sáng kiến: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4
– Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi kỹ năng sống vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên trí thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin- Trí thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Khoa học- Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.
Với sáng kiến này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập làm văn. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập làm văn miêu tả cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
- Nhiệm vụ của sáng kiến:
– Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện).Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.
- Đối tương nghiên cứu:
– Là học sinh lớp 4 Trường TH Đạo Đức
“Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4”.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
– Từ tháng 09 năm 2018 đến nay. Tôi đã áp dụng sáng kiến, “Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4”.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
– Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên dạy giỏi ở trường Tiểu học.
– Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giảng dạy.
– Phương pháp dạy học tích cực
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản chuyên môn .
– Phương pháp trải nghiệm thực tế.
– Phương pháp kiểm tra thường xuyên .
– Phương pháp khen thưởng và nhân rộng điển hình
+ Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc bồi dưỡng cho học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao cụ thể như sau:
– Kết cấu bài văn miêu tả cũng tuân thủ kết cấu 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả.
+ Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định.
+ Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả.
– Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong ngôn từ chính là văn. Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để biểu hiện, ngữ cần đến văn để nói nên ý nghĩa. Văn là nghệ thuật của ngôn từ, văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là nhân học, văn học là tình cảm, đạo đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người. Văn có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 68 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 38 tiết gồm các mảng kiến thức sau:
– Thế nào là miêu tả?
– Quan sát để miêu tả cho sinh động.
– Trình tự miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối… ).
– Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối…)
– Các kiến thức trên được cụ thể hóa thành hai loại bài. Đó là, loại bài hình
thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở để viết sáng kiến:
Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. Bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả ( kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5 ) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng… Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng. Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả cây cối cho học sinh lớp 4.” Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
– Bản thân tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4 Tại điểm Trương Thôn Thượng Xã Đạo Đức – Quang Bình – Hà Giang.
Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một khối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa…
– Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp.
Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái ” hồn” chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
– Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]