SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả
- Mã tài liệu: BM5123 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 291 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh.
Biện pháp 2: Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.
Biện pháp 3: Dạy kĩ năng quan sát.
Biện pháp 4: Dạy kĩ năng lập dàn ý.
Biện pháp 5: Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn trong bài tả cảnh.
Biện pháp 6: Dạy kĩ năng tích lũy vốn từ, sử dụng từ ngữ, hình ảnh làm giàu thêm trí tưởng tượng trong văn tả cảnh.
Biện pháp 7: Chuyển kể thành tả.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Goki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh thích học từ đó học sinh ý thức được lợi ích của việc học để có động cơ học tập. Ngay từ những ngày học sinh đến trường, chúng ta cần làm cho các em thích học rồi dần dần HS mới nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực. Chẳng hạn “ Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện, …”, “ Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên lên đồ chơi và tranh nhé!”,“ Và đây là một căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.”, “ Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, viết”, …
Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của HS với tiếng Việt và Văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập tiếng Việt, văn chương.
Từng giờ, từng phút trong giờ tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Đó có thể là một lời vào bài hấp dẫn cho giờ Tập đọc. Đó có thể là việc lựa chọn ngữ điệu nói cho giờ Luyện từ và câu hay mối quan hệ hợp tác tích cực giữa thầy và trò, hoặc hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn…
Bởi thế, dạy tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu mới trong dạy Tiếng Việt ở nhà trường, đặc biệt là đối với bậc Tiểu học.
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kiến thức mà các em được tiếp thu ở Tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao hơn. Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được chia thành nhiều phân môn như:Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Trong các phân môn nói trên, Phân môn Tập làm văn là một môn có tầm quan trọng trong tất cả các môn học vì chúng quyết định về nhiều mặt. Trong tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm: Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Toán và các phân môn khác, …Môn Tập làm văn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là phân môn hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố: nghe, nói, đọc, viết và là thước đo sự vận dụng kết quả học tập của các phân môn học khác. Trong quá trình vận dụng các kĩ năng, kiến thức được hoàn thiện và nâng cao dần. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết) của đề bài ra. Nhờ vậy tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong tư duy phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Nó còn có tầm quan trọng cho đến cả sau này khi học sinh không còn học trong mái trường nữa thì môn Tập làm văn vẫn theo là hành trang để đi vào đời cho các em như: học sinh có làm văn tốt thì ăn nói mới lưu loát được, muốn có một bài “diễn thuyết” giỏi mang tính thuyết phục thì cũng phải có hành văn tốt. Vậy có thể nói môn Tập làm văn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong cả một thế hệ con người. Vậy thì ngay trong nhà trường phải dạy như thế nào để các em có thể lĩnh hội môn này một cách tốt nhất, làm sao để phát huy khả năng của học sinh, phát huy ngôn ngữ của học sinh đó là một vấn đề mà mỗi người giáo viên chúng ta cần phải suy nghĩ dạy như thế nào để có chất lượng.
Hơn nữa, tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, đủ, rõ nghĩa là đã khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống và viết thành những bài văn thì lại càng khó khăn hơn nhiều. Cái khó ấy lại chính là cái đích cuối cùng mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới. Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tập làm văn lớp 4 – 5 với các kiểu bài như: trao đổi ý kiến; kể chuyện; miêu tả; …Trong đó khó nhất đối với học sinh là miêu tả. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng trong chương trình Tập làm văn lớp 5 – khi làm văn tả cảnh, thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, què quặt, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt rối rắm, thiếu cảm xúc. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả, khô cứng. Hơn nữa, học sinh lại ngại học Tập làm văn. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp tạo hứng thú cho các em học tập. Chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh.
Chính vì những khó khăn này nên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả.” trước hết là giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn tả cảnh lớp 5.
– Thực trạng dạy- học văn tả cảnh ở lớp 5.
– Một số biện pháp dạy – học văn tả cảnh lớp 5.
– Tìm ra những khó khăn, sai sót mà giáo viên và học sinh thường mắc phải khi dạy học kiểu bài tập làm văn tả cảnh. Qua đó đưa ra giải pháp khắc phục có hiệu quả cho quá trình dạy học kiểu bài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy – học nội dung kiểu bài tả cảnh ở lớp 5.
- Phạm vi nghiên cứu.
– Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn tả cảnh.
– Các tiết Tập làm văn về bài văn tả cảnh ở lớp 5.
– Thực trạng dạy-học văn tả cảnh của giáo viên, học sinh lớp 5B trường Tiểu học Quảng Thịnh nơi tôi công tác trong thời gian qua, đặc biệt là năm học ……..
1.4. Các phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận.
– Đọc các tài liệu giáo dục có liên quan đến tâm lí học sinh, tài liệu, sách giáo
khoa liên quan đến nội dung nghiên cứu.
– Đọc và tìm hiêu về một số phương pháp dạy Tiếng việt, các tài liệu Bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
– Phỏng vấn học sinh các vấn đề có liên quan.
– Đọc và phân tích các bài văn của học sinh.
– Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối.
1.4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta. Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau. Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta như dòng sông, cánh đồng, hàng cây… Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học.
2.2. THỰC TRẠNG.
2.2.1. Thuận lợi:
– Kiểu bài tả cảnh các em cũng đã được làm quen từ lớp 2,3. Lên lớp 4,5 các em lại tiếp tục rèn kỹ năng làm văn từ dễ đến khó (Rèn kỹ năng viết đoạn, liên kết đoạn) rất phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học. Đặc biệt trình tự tả cảnh cũng giống nhau ở lớp 4. Đối tượng của bài văn tả cảnh trong chương trình lớp 5 hầu hết là những cảnh vật quen thuộc, gần gũi với các em học sinh vùng nông thôn như dòng sông, cánh đồng, vườn cây, đêm trăng, … vì vậy các em dễ quan sát hơn. Học sinh lớp 5 lớn hơn so với các lớp dưới nên nhận thức tốt hơn, có khả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận và thâu tóm những hình ảnh vào tri thức và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới. Gần như đa số các em đã biết sử dụng dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho trọn vẹn ý, các em lĩnh hội nhanh và đã biết sử dụng các biện pháp tu từ để đưa vào bài văn của mình.
– Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
– Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức tìm tòi.
– Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
– Học sinh sống ở vùng nông thôn gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng, vườn cây, dòng sông, đêm trăng …
– Bản thân là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề mà mình đã chọn.
2.2.2. Khó khăn:
* Đối với học sinh:
– Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này khó nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em.
– Thói quen tập ghi chép những hình ảnh, cảm xúc của mình về cảnh là một thói quen đòi hỏi sự kiên trì và mất nhiều thời gian. Nếu như chỉ lơ là trong một thời gian ngắn thói quen đó sẽ dần mất đi. Khả năng quan sát của các em học sinh lớp 5 và sự lựa chọn chi tiết để quan sát và miêu tả chưa được tinh tế lắm. Các em hầu như chưa biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. Nhiều học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… vì vậy khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả mà phải tưởng tượng qua lời mô tả hết sức chung chung của giáo viên nên viết không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc.
– Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ,
lời văn chưa lưu loát, diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu hình ảnh, cảm xúc.
– Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện.
– Một số học sinh làm theo văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo
viên đã hướng dẫn lập. Chưa biết tích hợp các phân môn khác như: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Chính tả, Khoa học, Lịch sử và Địa lý vào Tập làm văn. Chưa sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu.
* Đối với giáo viên:
– Hiện nay, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho phân môn Tập làm văn còn rất ít.( nếu như không muốn nói là không có)
– Bản thân giáo viên đôi khi chưa đầu tư đúng mức cho các tiết dạy Tập làm văn.
– Chưa có biện pháp hữu hiệu để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thâm nhập vào thực tế để các em hiểu về thiên nhiên, cảnh vật… xung quanh các em.
* Đối với sách giáo khoa:
Hiện nay theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa có 19 tiết tả
cảnh, trong đó có 13 tiết lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả
bài. Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện
tượng thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước,…Với các nội dung trên, yêu
cầu viết lại chủ yếu là đoạn văn. Do đó, với mỗi cảnh học sinh ít được viết hoàn
thiện một bài văn hoàn chỉnh ngay trên lớp để thầy cô và bạn bè trực tiếp góp ý.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số
biện pháp giúp các em biết cách lập dàn ý và viết đoạn văn miêu tả như sau.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT VĂN TẢ CẢNH Ở LỚP 5:
Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh
các em: một cơn mưa, một ngày nắng đẹp, một đêm trăng đẹp, một dòng sông,
một cánh đồng, một góc phố,… Bài văn tả cảnh là thể loại văn bản mang tính
nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong
văn tả cảnh là thứ ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ đã được gọt giũa
một cách công phu. Tả là mô phỏng, là vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa đối
tượng có hình ảnh…chứ không thể là liệt kê các chi tiết.
Văn tả cảnh mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù tả bất kì đối tượng nào,
dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn tả cảnh không bao giờ là sự sao chép,
chụp ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét,
tưởng tượng, đánh giá hết sức tinh tế và phong phú. Chẳng hạn khi tả trăng nhà
thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ
thơ, rất đổi hồn nhiên trong sáng:
Trăng hồng như quả chín
Lơ lửng mà không rơi…
hay
Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Còn đối với nhà văn Nam Cao thì vành trăng và ánh sao lại được nhìn
nhận, được cảm theo một cách hoàn toàn khác:
“Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng đầy sao, là cái đĩa bạc trên cái thảm nhung da trời. Trăng tỏa rộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”.
Như vậy, để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để
học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối; bệnh công thức sáo rỗng. Mỗi cảnh đều nằm trong một khung không gian và thời gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Các em cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc biệt cần tập trung tả nét tiêu biểu của cảnh, làm cho nó khác với cảnh khác. Khi tả cảnh các em có thể lồng tả người, tả vật trong cảnh để cho bài văn thêm sinh động.
Biện pháp 2: Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.
Văn tả cảnh ở lớp 5 thường yêu cầu học sinh tả những cảnh nhỏ gần nơi các em đang sống: Ngôi nhà em ở, quang cảnh trường em, con đường đưa em tới trường, dòng sông với rất nhiều kỉ niệm…
Điều quan trọng là giúp học sinh xác định được: Đối tượng miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh? Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề khi miêu tả.
Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3 phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài văn.
* Bố cục bài văn gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh vật (cảnh vật đó ở đâu? Em tả nó vào
lúc nào? Nét nổi bật nhất của cảnh vật đó là gì?). - Thân bài: Dùng lời văn để tả, tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng
miêu tả ở những góc nhìn nhất định. Có thể sử dụng những biện pháp nghệ
thuật để lột tả hình ảnh một cách sinh động. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết về cảnh vật (sự yêu thích, sự gắn
bó).
* Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn. - Đoạn mở bài: Mở bài cũng giống như lời chào, lời mời gọi người đọc
đến với bài viết của mình. Cũng như lời chào, lời mời gọi có thể viết rất giản dị,
chân thành, tự nhiên, ngắn gọn nhưng cũng có lúc cần dẫn dắt gợi mở khéo léo
gây ấn tượng, gây sự hấp dẫn cho người đọc.
Chẳng hạn cũng mở bài cho bài văn tả con đường có thể mở bài trực tiếp:
“Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngã đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là con đường Nguyễn Trường Tộ”.
Nhưng cũng có thể vào bài gián tiếp:
“Tuổi thơ em có biết bao kỉ niệmgắn bó với cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.”
Như vậy, cũng là giới thiệu con đường từ nhà đến trường mỗi người lại có
một cách giới thiệu riêng. Với học sinh, sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng
của từng em trong cách suy nghĩ, giới thiệu, diễn đạt. Tuy nhiên chúng ta không
nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo một cách nào, mà chỉ dẫn cho
học sinh cách vào bài phải bám sát yêu cầu của đề, không lan man, xa đề,
không rườm rà nhưng cũng không thô kệch vô duyên.
• Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả
được viết theo từng phần, từng ý đã sắp xếp khi quan sát, khi chuẩn bị bài.
Trong đó, thể hiện được hình ảnh về đối tượng miêu tả với ngôn từ và các biện
pháp nghệ thuật mà người viết vận dụng để tả.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]