SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 – 4 tuổi tích cực hoạt động góc
- Mã tài liệu: BC2017 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 881 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Tạ Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sơn Ca |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Tạ Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sơn Ca |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 – 4 tuổi tích cực hoạt động góc” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng thư viện đồ chơi
2.3.2. Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ
2.3.3. Thiết kế tranh chủ đề
2.3.4. Thiết kế môi trường hoạt động ở các góc theo chủ đề
2.3.5. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu
Mô tả sản phẩm
Môc lôc
Nội dung | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Xây dựng thư viện đồ chơi | |
2.3.2. Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ | |
2.3.3. Thiết kế tranh chủ đề | |
2.3.4. Thiết kế môi trường hoạt động ở các góc theo chủ đề | |
2.3.5. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kết luận, kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [5]
Để thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Đảng ta cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục là phải góp phần nâng cao dân trí, đâò tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Muốn đào tạo được nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài thì ngay từ bậc học Mầm non đã phải chú ý chăm sóc – giáo dục trẻ phát triển toàn diện, tạo nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo.[3]
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường Mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được phản ánh đời sống của xã hội con người, trong trò chơi trẻ giả vờ làm người lớn, bắt chước những việc làm của người lớn, tái hiện lại những việc làm của người lớn, trò chơi chính là phương tiện để trẻ làm người. Và thông qua hoạt động vui chơi đã giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nhiệm sống, những hiểu biết về thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những kĩ năng lao động đơn giản cho trẻ, hơn nữa vui chơi còn giúp trẻ luyện các kỹ năng đã được làm quen ở hoạt động chung phát huy được những năng lực trí tuệ. Như vậy trò chơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ, tư duy tưởng tượng, tính kỷ luật và tinh thần dũng cảm.[2]
Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới Giáo dục, trong những năm gần đây, Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ và tổ chức hoạt động vui chơi cũng đã chuyển sang tổ chức hoạt động góc theo hướng đổi mới tức là hoạt động vui chơi được tiến hành tại các góc nhỏ theo chủ đề, chủ điểm. Trẻ được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, hứng thú với những trò chơi tại các góc mà trẻ thích, chơi không bị gò bó, áp đặt như trước kia nên đã phát huy được tính sáng tạo của trẻ. [4]
Tuy nhiên trên trực tế, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ ở các trường Mầm non thuộc vùng nông thôn còn nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi trong các góc còn quá nghèo nàn, giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động góc cho trẻ có hiệu quả, chưa chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ qua hoạt động vui chơi, việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở các góc chưa thật phong phú nên chưa phát huy được tích cực ở trẻ. Trẻ chưa học được nhiều qua chơi, còn thụ động, tự ti, nhút nhát, ngôn ngữ nói mạch lạc và khả năng giao tiếp trước đông người chưa tốt. Hơn nữa, việc tổ chức hoạt động góc tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của giáo viên từ việc mua nguyên liệu, làm đồ chơi, mua đồ chơi. Mặt khác, việc đầu tư của ngành, của địa phương còn quá ít so với yêu cầu. Từ thực tiễn đó, để góp phần làm phong phú cách thức tổ chức hoạt động góc, tôi chọn nội dung: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 – 4 tuổi tích cực hoạt động góc ở trường Mầm non Nga Thủy” làm đề tài nghiên cứu, thực nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tạo uy tín cho nhà trường từ đó giúp nhà trường khẳng định mình trong công tác phát triển giáo dục.
Trẻ yêu mến cô, yêu mến trường , từ đó phụ huynh tin tưởng, xã hội quan tâm – các ngành, các cấp, chính quyền cùng hợp sức xây dựng nhà trường để làm tốt công tác giáo dục đạt kết quả cao.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động góc cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi ở trường mầm non hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết hoạt động góc cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi ở trường mầm non xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ việc làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng, đề xuất các giải pháp và khảo nghiệm kết quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp và hệ phương pháp sau đây:
– Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế trẻ trên lớp.
– Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm.
– Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng.
– Phương pháp lịch sử và logic vấn đề nghiên cứu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động góc là một hình thức học mà chơi, chơi mà học mang đặc trưng lứa tuổi mầm non. Hoạt động này được cô giáo tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tái tạo lại các hiện tượng trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy trong cuộc sống hằng ngày. Đó là các mô hình, sự vật, sự việc trong tự nhiên, trong cuộc sống xã hội, những việc làm của người lớn, những diễn biến của tự nhiên xung quanh. Thông qua các hoạt động tái tạo, tái hiện các hiện tượng bên ngoài, trẻ ngày càng hiểu rõ hơn, cụ thể hơn chức năng, công dụng, mối liên hệ bên ngoài của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình trong tự nhiên, trong xã hội. Hoạt động góc xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, đó là do mâu thuẫn nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn, do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó là một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc. [1]
Hoạt động đó gồm có các góc như sau.
- Góc học tập – Góc phân vai
- Góc tạo hình – Góc thiên nhiên
- Góc xây dựng – Góc âm nhạc
Với hoạt động góc, trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]