SKKN Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3031 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 729 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục đạo đức phù hợp để xây dựng kế hoạch lồng vào các chủ đề để giáo dục trẻ.
2.3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động
* Dạy trẻ thông qua hoạt động học.
* Giáo dục đạo đức cho trẻ qua các hoạt động vui chơi.
2.3.3. Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước.
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những
đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi
xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe,
vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp
tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng
mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi mẫu giáo trong cuốn “Sự ra đời của một công dân” nhà giáo dục V.A.Xu-khô-lum-xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa dối”. Ông nhấn mạnh “Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành con người chân chính của Tổ quốc nếu trước hết không thật sự là đứa con của cha mẹ mình”.Vậy chúng ta,những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Vậy muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xưa đã dạy:
“Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”
Câu nói ấy của người đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Chính vì vậy, việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đức, có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trong thời đại hiện nay sự tiếp thu nhiều nền văn hoá có khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày và trong hiện thực. Bên cạnh đấy trong điều kiện kinh tế phát triển trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta ” Hoà nhập mà không hoà tan” biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình mà vẫn giữ được những gì gọi là “Vốn văn hoá của dân tộc Việt”.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những đức tính thông minh, sự năng động, sáng tạo trong từng công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Do đó giáo dục Đạo đức cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ ở trường mầm non, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ một cách bền vững.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên Mầm non tôi nguyện góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện giáo dục Đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành ở trẻ những nhân cách ban đầu tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo. Với sự hiểu biết của bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học: ……….
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất lồng ghép linh hoạt vào các hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi “ Tại lớp mẫu giáo nhỡ B1Trường mầm non Xuân Phú.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tâm sinh lí của trẻ, nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp điều tra, khảo sát thống kê thực tế.
– Phương pháp dùng lời nói, nêu gương, đánh giá
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]