SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
- Mã tài liệu: MT0030 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 793 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Quan sát và tìm hiểu thực tế
2.2.Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Giáo dục công dân (GDCD)
2.3. Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
2.4.Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, thaın gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanh chóng đưa giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dıưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng đinh: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Chính vì vậy, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay được đánh giá là hết sức quan trọng. Cụ thể yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh cần: “Tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động giáo dục ngoài chính khóa”.
“Thực hiện dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống/giá trị sống qua các môn học, hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần được lựa chọn, đảm bảo vừa sức, có tác dụng giáo dục, không gây áp lực học tập đối với học sinh”
( Trích công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Với chương trình trung học phổ thông nói chung, nhiệm vụ giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh chủ yếu là vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, thông qua các chủ điểm trong tháng, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo từ thiện do Đoàn và Nhà trường tổ chức, đồng thời giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh còn được giáo viên lồng ghép vào trong từng môn học, từng bài học với từng nội dung cụ thể.
Với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Trung học phổ thông, ở lứa tuổi này các em có nhiều thay đổi, khủng hoảng vì sự phát triển rõ rệt về cơ thể, thay đổi tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Một mặt, các em vẫn muốn níu kéo những ký ức của tuổi thơ, muốn được nâng niu chiều chuộng cùng với suy nghĩ và cách ứng xử vụng dại của thời thơ bé, mặt khác lại muốn khẳng định mình là người lớn. Vì thế bản thân các em có nhiều mâu thuẫn, nhiều suy nghĩ phức tạp trong nội tâm về các mối quan hệ xung quanh cần giải quyết. Các em suy nghĩ mọi điều chưa thấu đáo, đang làm việc theo bản năng và cảm tính, dễ thích ứng với môi trường xung quanh nên rất dễ dàng học tập được những điều tốt và nhiễm những điều xấu ở môi trường xung quanh. Các em ở lứa tuổi vị thành niên, có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, thích khám phá mọi vật xung quanh, dễ xúc động, biết hướng đến những ước mơ đẹp. Trí tưởng tượng đã trở nên phong phú hơn, biết ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, biết ứng phó tích cực với các tình huống xảy ra trong cuộc sống… Do chưa có kỹ năng sống nên các em gặp nhiều khó khăn, rắc rối, đôi khi phải gánh chịu những hậu quả không như mong muốn bởi chưa tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn và thông minh nhất.
Vì vậy việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho các em là vô cùng cần thiết và cấp bách, giúp các em biết ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội cũng như biết xử lí được các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Thời gian của học sinh chủ yếu là ở nhà, các em chủ yếu sống và sinh hoạt cùng gia đình nên mọi thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cách hành xử của các thành viên trong gia đình đã chịu tác động rất lớn đối với các em, thời gian học tập cùng thầy cô, bạn bè ở trường ít hơn nên việc giáo dục, hình thành kĩ năng sống cho các em ở môi trường gia đình là nền tảng và rất quan trọng nhưng môi trường giáo dục trong nhà trường cũng đóng một vai trò quan trọng không kém.
Năm học 2021- 2022, chúng tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy lớp 10A7, 11A10. Bản thân chúng tôi hết sức băn khoăn và trăn trở: làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm và giảng dạy? Làm thế nào để các em học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Làm sao để các em có được những giá trị sống và kĩ năng sống phù hợp với hiện tại và cho cả tương lai sau này, các em sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội. Đó là vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông nói chung và cho đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng, với cương vị là người giáo viên đã nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp tại trường THPT Diễn Châu 4 chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và trình bày đề tài: “Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm” để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân mình.
II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích: Nhằm góp phần vào giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Đối tượng: Học sinh lớp 10A7, 11A10 trường THPT Diễn Châu 4, năm học 2021 – 2022 do bản thân chúng tôi chủ nhiệm.
3. Phương pháp:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, công tác chủ nhiệm lớp.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn, để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không.
– Phương pháp đàm thoại: Tăng cường sinh hoạt lớp, trao đổi với học sinh, trao đổi các kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường THPT Diễn Châu 4 để có thêm nhiều góp ý giúp cho công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm có hiệu quả cao nhất.
– Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm.
III. Tính mới và những đóng góp của đề tài:
1. Tính mới của đề tài.
– Đã sáng tạo, tự thiết kế và cải tiến, chủ động trong việc chuẩn bị biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống, không lệ thuộc, không trùng lặp bởi cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về: Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm.
Đề tài xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống. Từ đó, giúp các em xác định giá trị bản thân, rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng tự bảo vệ mình… Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
2. Đóng góp của đề tài:
Qua thực tiễn, chúng tôi đã tìm ra các phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với học sinh cũng như điều kiện nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh lớp 10A7, 11A10. Khẳng định tầm quan trọng của “Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm” trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
IV. Kế hoạch thực hiện đề tài:
Hoạt động Sản phẩm Thời gian
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 08/2021- 8/2021
2. Điều tra thực trạng học sinh Cơ sở thực tiễn 8/2021- 9/2021
3. Xây dựng biện pháp Hình thành các biện pháp cụ thể 9/2021- 9/2021
4. Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 9/2021- 3/2022
5. Viết đề tài và tham vấn đồng nghiệp Đề tài SKKN Từ 3/2022
V. Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2. Phạm vi không gian: Khảo sát thực trạng học sinh 10A7, 11A10 ở trường THPT Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập năm học 2021- 2022.
B. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận:
Theo từ điển Tiếng Việt: Giá trị sống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ liên tục từ đời trước sang đời sau và luôn được bổ sung qua tính truyền thống và mở cửa của văn hóa Việt Nam.
Từ đó giúp cho cá nhân điều chỉnh hành vi của mình, vì hạnh phúc cá nhân, vì ổn định và phát triển cộng đồng xã hội. Biểu hiện ở quan điểm sống, mục đích sống, động cơ, thái độ lựa chọn các hoạt động và các mối quan hệ trong cuộc sống. 12 giá trị sống của Unesco bao gồm:
Hòa bình: Hòa bình thời hiện đại không giống như thời chiến. Hiểu đúng và đủ về hòa bình chính là có lối sống, suy nghĩ tích cực với sự thư thái của nội tâm. Hòa bình được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của mỗi người, biết cảm thông và chia sẻ cho nhau.
Tôn trọng: Trong 12 giá trị sống của Unesco đã chỉ ra sự tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của sự tự tin. Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình, nhận ra giá trị đích thực của mỗi người.
Hợp tác: Trong một xã hội, không thể thiếu mối quan hệ hợp tác. Sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau sẽ có giá trị rất lớn trong việc tạo nên thành công, dựa trên việc học hỏi lẫn nhau. Khi nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, bạn sẽ có khả năng tự tạo ra sự hợp tác, từ đó nâng cao kỹ năng sống cho mình.
Trách nhiệm: Ai cũng cần sống và làm việc có trách nhiệm. Và trách nhiệm được xem là 1 trong 12 giá trị sống của tuổi trẻ cần phải thực hiện. Khi sống có trách nhiệm sẽ giúp mỗi người hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, biết không ngừng trau dồi tri thức để hoàn thành mục tiêu.
Trung thực: Trung thực tức là tôn trọng sự thật. Trung thực được thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì sẽ đem lại sự hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất, đó là một mối dây gắn kết tình bạn.
Khiêm tốn: Bạn nên khiêm tốn trong lời ăn, tiếng nói và mọi cử chỉ hàng ngày. Sự khiêm tốn khiến bạn sống điềm đạo và nhận được sự kính nể của mọi người. Bạn sẽ nhận được sự lắng nghe, chia sẻ từ những người xung quanh và tạo động lực “cởi trói” trí tuệ, phát triển sự sáng tạo của bản thân.
Giản dị: Đời sống giản dị rất cần cho cuộc sống hiện đại. Tức là bạn biết đơn giản tất cả mọi thứ, biết hài lòng và bỏ qua những ham muốn viển vông. Giản dị trong cả vật chất và tinh thần.
Khoan dung: Hãy sống với một lòng khoan dung là một trong 12 giá trị sống mà Unesco đã chỉ ra. Đừng cố chấp và thù hằn với những lỗi lầm của người khác. Mỗi người cần biết cách vun trồng lòng yêu thương, biết tỏ thái độ ân cần và quan tâm tới mọi người.
Đoàn kết: Đoàn kết chính là giá trị lớn lao để tạo nên sức mạnh. Trong một tập thể hay một gia đình cũng cần phải đoàn kết. Nhờ vậy, chúng ta có thể cùng nhau tạo nên những mục tiêu lớn, làm được nhiều điều tốt đẹp.
Yêu thương: Trong cuộc sống, không thể thiếu tình yêu thương. Đó là sự thấu hiểu và lắng nghe nhiều hơn. Khi biết yêu thương, bạn sẽ biết cách kìm nén sự giận dữ, tạo dựng các mối quan hệ thân thiết với mọi người.
Tự do: Ai cũng có quyền tự do và ai cũng yêu thích sự tự do. Sự tự do, tự tại trong tâm hồn là đỉnh cao của giá trị sống. Tự do là món quà vô giá không thể đong đếm bằng vật chất. Bạn phải biết tôn trọng sự tự do của người khác. Tự do là bình đẳng.
Hạnh phúc: Sự an yên và vui vẻ nhất trong cuộc sống này chính là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé nhất nhưng lại đem lại ý nghĩa lớn lao. Bạn hãy chia sẻ sự hạnh phúc tới nhiều người hơn để xây dựng một cuộc sống ý nghĩa.
Với kỹ năng sống hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Từ điển tiếng Việt: Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội.
Theo Unesco: Là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Theo WTO: Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
Nói một cách chung nhất, kỹ năng sống không chỉ là nhận thức, mà là cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn với hiệu quả cao nhất, qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui vẻ hơn.
Kỹ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF), được phân thành:
Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tự trọng, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng xử với cảm xúc, kỹ năng đương đầu với căng thẳng)
Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác (kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách, kỹ năng cảm thông, kỹ năng đứng vững trước áp lực một cách nhanh chóng nhất, kỹ năng thương lượng).
Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)
Giá trị sống, kỹ năng sống của mỗi người một khác, không phái ai cũng có giá trị sống và kỹ năng sống giống nhau. Giá trị sống cũng là những quan niệm về thực tại, về cái đẹp, điều thiện, sự thật của một xã hội. Giá trị sống là kim chỉ nam cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được. Chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người. Những giá trị sống cơ bản và được phần đông mọi người nhắc đến đó chính là hòa bình, sự tôn trọng, đoàn kết, sự trung thực, tình bạn, công bằng xã hội… Nó có thể tóm gọn lại tất cả những gì mà con người cho là tốt đẹp nhất. Kỹ năng sống được hiểu là kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. Kỹ năng sống có chức năng mang lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích trong cộng đồng.
Chính vì vậy, giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho giới trẻ là một việc làm quan trọng cần phải làm để có một xã hội hòa bình, con người có đạo đức có lối sống và hướng đi đúng đắn, để cho các bạn trẻ hiểu được giá trị sống, trân trọng những gì mình đang có, hành động và có một mục đích sống tốt cho bản thân, giúp ích cho xã hội.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành và hoàn thiện, sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc cao hơn. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp. Với chương trình trung học thì yêu cầu đặt ra là học sinh phải phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, học sinh ngày càng tiếp thu một cách dễ dàng hơn những sự thay đổi của xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chính vì thế, để giúp cho thế hệ trẻ luôn có một hướng đi đúng đắn và không xa rời những giá trị xã hội thì ngoài gia đình của các em, nhiệm vụ của nhà trường càng cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Thực trạng của vấn đề:
Trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh cũng được nhà trường, gia đình và toàn xã hội quan tâm một cách đúng mực, chất lượng giáo dục ngày một đi lên đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành. Tuy nhiên, với vùng quê nông thôn, địa bàn nơi ngôi trường THPT Diễn Châu 4 chúng tôi đang đóng thì người dân ở đây đa số sống chủ yếu nhờ vào mùa vụ, làm ruộng, làm muối, đánh bắt hải sản gần bờ… trong đó, một số gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, cha mẹ còn mải bươn chải, lo mưu sinh, kiếm ăn hằng ngày cho nên sự quan tâm, chăm lo, giáo dục giá trị sống và rèn kĩ năng sống cho con em mình còn gặp nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa chú trọng đúng mực về công tác giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho con em mình, còn bỏ bê, thiếu quan tâm, hay có những hành vi, thái độ chưa chuẩn mực trước con cái và còn khoán trắng cho nhà trường.
Đa số phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con mình học kiến thức, cho rằng chỉ cần nắm chắc kiến thức trong chương trình cấp học, lớp học là đủ, mà quên mất rằng việc giáo dục giá trị sống, hình thành và phát triển kĩ năng sống cho con là vô cùng quan trọng và cần thiết. Họ đã không quan tâm tới việc hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, cách ứng xử trong gia đình, và cách xưng hô phù hợp để học sinh phát triển một cách toàn diện thì họ còn coi nhẹ, coi như không cần thiết.
Bên cạnh đó, không ít phụ huynh còn quá nuông chiều con cái, sợ con vất vả nên đã dành làm hết việc thay con mà không cho con có cơ hội hoạt động và làm việc, khiến cho con không có kĩ năng tự bảo vệ và phục vụ bản thân.
Về phía xã hội: song song với sự phát triển của xã hội là vô vàn các hiện tượng tiêu cực như: các hành vi thiếu văn hóa, trộm cắp, nghiện hút, trò chơi game, đồ chơi, trò chơi mang tính chất bạo lực,… đã làm ảnh hưởng không ít đến học sinh, nhất là đối với học sinh trung học phổ thông. Bên cạnh đó, một số cá nhân ngoài xã hội vẫn luôn thờ ơ trước việc làm không tốt của giới trẻ.
Về phía học sinh: một số em học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức tốt trong việc chấp hành nội quy trường lớp, ham chơi, ỷ lại, lười biếng, nói dối, kết quả học tập bị giảm sút, không vâng lời, không lễ phép với người lớn tuổi, sống cẩu thả, vệ sinh cá nhân chưa tốt, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, gây sự, đánh nhau với bạn, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ, chưa mạnh dạn, tự tin thể hiện giá trị, kĩ năng của bản thân trước mọi người. Các em còn ngại nói, khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức còn hạn chế. Học sinh chỉ có học kiến thức, còn khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống chưa tốt, tính tự tin ít, tự ti nhiều, … khiến cho công tác giáo dục gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.
Về phía giáo viên: một số giáo viên khi lên lớp chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng đến công tác giáo dục giá trị sống và rèn kĩ năng sống cho các em.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa chú trọng đến việc lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua mỗi bài học và qua mỗi môn học. Họ cho rằng việc đó không cần thiết, vì đối với họ chỉ cần học sinh nắm được kiến thức, biết vận dụng làm các bài tập thực hành là đủ, nhiệm vụ giáo dục giá trị sống, rèn kĩ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của Nhà trường, của Đoàn, của giáo viên chủ nhiệm và của gia đình các em.
Từ những thực trạng nói trên, chúng tôi thấy rằng, việc giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 10A7, 11A10 do chúng tôi chủ nhiệm tại trường THPT Diễn Châu 4 là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách.
1.2.2 Điều tra, khảo sát.
Trước khi áp dụng các biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, bản thân chúng tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Diễn Châu 4 gồm 37 giáo viên và 88 học sinh lớp 10A7, 11A10 như sau:
– Đối với giáo viên:
Theo quý thầy (cô) việc xác định giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống của học sinh hiện nay như thế nào?
Mức độ Số lượng Tỷ lệ
Tốt 6/37 16%
Bình thường 24/37 65%
Còn chưa tốt 7/37 19%
Việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hiện nay có cần thiết hay không?
Mức độ Số lượng Tỷ lệ
Rất cần thiết. 7/37 19%
Cần thiết 10/37 27%
Bình thường 17/37 46%
Không thật sự cần thiết 3/37 8%
– Đối với học sinh lớp 10A7, 11A10:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]