SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS

Giá:
50.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 478
Lượt tải: 6
Số trang: 22
Tác giả: Đặng Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 22
Tác giả: Đặng Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Danh sách và Phân loại học sinh cá biệt
– Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trở thành học sinh các biệt

Mô tả sản phẩm

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục, thẫm mỹ và các kỉ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỉ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề đặc biệt là đi vào cuộc sống. Về mặt đạo đức hay nói khác là hạnh kiểm của học sinh phải được học sinh hình thành trên cơ sở rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường , đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THCS. Đó là ý thức học tập chấp hành nội quy của trường, lớp đặc biệt là chấp hành đúng pháp luật.
Nhưng thực tế hiện nay ở hầu hết các trường học đều xuất hiện một số học sinh không chấp hành nội quy trường lớp, học tập không nghiêm túc, gây gỗ, đánh nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung của trường và chất lượng học tập giảm sút. Số học sinh này được gọi là học sinh cá biệt và số lượng học sinh cá biệt có xu hướng ngày càng tăng, nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa đem lại hiệu quả. Trước tình hình đó bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và cũng là một trong những người làm công tác chủ nhiệm lớp, tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh, tìm hiểu được về hoàn cảnh gia đình cụ thể của từng đối tượng học sinh do đó tôi nhận thấy rằng cần phải có những biện pháp thích hợp, phù hợp với từng đối tượng cụ thể để có thể cảm hóa được các em, giáo dục, uốn nắn các em để các em có suy nghĩ chín chắn và có bước đi đúng hướng trong học tập cũng như trong suy nghĩ để tương lai các em bước vào đời mà không phải bỡ ngỡ.Vì vậy bản thân tôi đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở các trường THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Trãi nói riêng, mong tìm ra những giải pháp để tháo gỡ vấn nạn học sinh cá biệt trong trường học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
– Giúp học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập, từ đó suy nghĩ đúng đắn hơn, hòa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn.
– Giúp học sinh cá biệt có nhận thức đúng đắn hơn trong suy nghĩ và hành vi, thái độ của mình đối với những người xung quanh.
– Góp phần cải thiện bớt tình hình học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi nói riêng và các trường THCS nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
– Lớp 8A7 gồm những em học sinh cá biệt sau:
1. Em Hồ Thị Thanh Thảo
2. Phạm Minh Hoàng
3. Phạm Tiến Sơn
4. Bùi Tiến Việt
– Lớp 8A5 gồm những em học sinh cá biệt sau:
1. Lương Quyền Anh
2. Y Nguyên Niê
– Lớp 8A6 gồm những em học sinh cá biệt sau:
1.Trần Minh Hùng
2.Nguyễn Văn Tuấn
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã nghiên cứu một số đối tượng học sinh khối 8 của trường THCS Nguyễn Trãi.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014-2015.
5.Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân loại học sinh.
– Phương pháp phân tích đối tượng học sinh.
– Phương pháp tìm hiểu hoàn cảnh đối tượng học sinh.
– Phương pháp giáo dục, cảm hóa học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
– Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo khi nói về những học sinh chưa ngoan như: Gây gỗ, đánh nhau, bỏ giờ trốn học, không nghiêm túc trong học tập và có thái độ vô lễ với thầy cô giáo..vv không chấp hành nội quy của trường, lớp, xa hơn nữa là vi phạm pháp luật.
Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dễ bị lôi cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt, trăn trở của nhà trường, gia đình và xã hội. Qua theo dõi và phát hiện trong những năm gần đây, học sinh cá biệt có hiện tượng gia tăng ở nhiều cấp độ khác nhau, nó để lại những hậu quả như những sự việc xảy ra ở các trường THPT là trò đánh lại thầy, học sinh đánh nhau xé quần áo giữa đường, cướp của rồi giết người, học sinh cá biệt mang dao đến trường học rồi khi xảy ra mâu thuẩn dẫn đến giết người, những hành vi đó của thanh thiếu niên học sinh đang tác động trực tiếp đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Học sinh cá biệt tăng theo cấp, lớp: Ở lớp 6,7 có nhưng chưa bộc phát, đến lớp 8, 9 học sinh có những biểu hiện và thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, sinh hoạt, nếu chúng ta là những người trực tiếp làm công tác giáo dục mà không uốn nắn kịp thời thì các em sẽ trở thành học sinh cá biệt.
Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội ở nhiều khía cạnh tiêu cực. Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và có thể chia làm 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Gây gỗ đánh nhau kết thành băng nhóm: nhóm này học sinh có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm anh hùng ở tuổi mới lớn và thừng xuất hiện ở lớp 8,9.
Nhóm 2: Bỏ giờ trốn tiết dẫn đến kết quả học tập sa sút: Học sinh thiếu điều kiện học tập, tiếp thu chậm, dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thừơng không thuộc bài, sợ bị kiểm tra nên thường xuyên trốn học, kết quả học tập sa sút hoặc có khả năng bỏ học giữa chừng, bạn bè lôi kéo tham gia các trò chơi điện tử mà bỏ giờ trốn tiết.
Nhóm 3: Quậy phá trong giờ học, thiếu nghiêm túc trong thi cử: Học sinh không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém và hệ luỵ là thường xuyên quậy phá và không nghiêm túc.
Nhóm 4: Nhóm này học sinh có biểu hiện ngang ngạnh, bướng bĩnh, không nghe lời thầy cô, bạn bè.
Tất cả các nhóm trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của các em. Hệ quả của việc tồn tại học sinh cá biệt là chính bản thân các em trở nên hư hỏng, mất phương hướng và gây ra những vụ việc đau lòng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Dù ở nhóm nào nếu chúng ta không giáo dục , uốn nắn kịp thời thì các em từ vi phạm nhỏ có thể dẫn đến những việc làm không ý thức rồi bỏ học và có nguy cơ phạm tội.
2. Thực trang:
a. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: Khi thực hiện đề tài này bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, là người tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh, do đó việc tìm hiểu tâm sinh lý của các em cũng dễ dàng hơn, đặc biệt với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp của các em thì việc nắm bắt thông tin về hoàn cảnh gia đình cũng như tâm sinh lý của các em cũng thuận tiện hơn, từ đó có những biện pháp thích hợp để uốn nắn kịp thời. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thiện đề tài này.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì khi thực hiện đề tài này còn vấp phải khó khăn đó là đối tượng học sinh đã gọi là cá biệt thì tâm sinh lý của các em ở lứa tuổi này có sự khác biệt, một số em còn sống nội tâm, có những khúc mắc trong cuộc sống gia đình cũng như một số vấn đề tế nhị các em không muốn tâm sự cũng như chia sẻ đặc biệt là đối với thầy cô giáo, các em chưa cởi mở thực sự do đó để tìm hiểu các em cũng khó khăn, từ đó việc đưa ra các biện pháp thích hợp đối với các em còn chưa xác thực. Qua việc tìm hiểu thêm một số đối tượng học sinh cá biệt ở lớp 8A5, 8A6 thì các em còn ngần ngại chưa thổ lộ hết những suy nghĩ cũng như hoàn cảnh cụ thể của gia đình , các em chưa có thái độ hợp tác với thầy cô giáo,đó cũng là những khó khăn cho bản thân tôi.
b. Thành công, hạn chế:
* Thành công: Có thể nói rằng vận dụng đề tài này vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh các biệt tại lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi xem đây là thành công nhất định của mình góp phần tháo gỡ vấn nạn học sinh cá biệt trong trường học hiện nay của trường THCS Nguyễn Trãi – Krông ana nói riêng và các trường THCS và THPT nói chung. Những đối tượng học sinh đưa vào danh sách cần giáo dục cơ bản đã thay đổi, nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về vấn đề học tập, có ý thức và thái độ đúng đắn hơn với thầy cô và bạn bè.
* Hạn chế: Đối với đối tượng học sinh cá biệt trong lớp mà trực tiếp làm công tác chủ nhiệm thì cơ bản đã uốn nắn kịp thời để các em có thể hòa đồng hơn, nghiêm túc hơn nhưng đối với nhưng đối tượng học sinh không phải lớp mình chủ nhiệm thì bản thân các em cũng có phần e dè mà việc gần gũi các em không được nhiều do đó việc nắm bắt tâm sinh lý cảu các em khó khăn, đặc biệt là đối tượng học sinh cá biệt là người dân tộc thiểu số thì lại càng khó khăn hơn, do đó việc hiệu quả của việc giáo dục các em không được như ý.
c. Mặt mạnh:
* Mặt mạnh: Áp dụng đề tài giáo dục đối tượng học sinh cá biệt đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay rất thiết thực bởi hầu như trong bất cứ trường học nào cũng tồn tại nhiều học sinh cá biệt với nhiều dạng khác nhau, học sinh cá biệt ngày càng tăng theo xu thế phát triển của xã hội, thời đại công nghệ thông tin do đó việc tiếp thu thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh chưa ngoan đã gây nên những vấn nạn xã hội nóng trong trường học. Trong thời gian gần đây nhất các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về trường hợp nhóm học sinh lớp 7A5 của trường THCS Lý Tự Trọng – Trà Vinh đánh một bạn gái đã gây xôn xao trong dư luận và việc kỉ luật hàng loạt giáo viên đã cho thấy hiện tượng học sinh cá biệt tăng không ngừng về số lượng, do đó việc giáo dục và uốn nắn các em kịp thời là giải pháp không bao giờ thừa.
* Mặt yếu: Đối tượng học sinh đa dạng, nhiều thành phần, con số học sinh cá biệt tồn tại trong một trường học đặc biệt là ngôi trường lớn như trường THCS Nguyễn Trãi thì con số học sinh cá biệt không hề nhỏ, do đó bản thân tôi chỉ đưa ra những biện pháp chung và áp dụng cụ thể với một vài đối tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm chứ không thể tìm hiểu và nêu hết những đối tượng học sinh cá biệt trong trường.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
– Thành công của đề tài này là do ý thức tiếp thu của các đối tượng học sinh cá biệt, các em đã tiếp thu, lĩnh hội những gì thầy cô dạy bảo, từ đó thay đổi cách nghĩ cũng như thái độ của mình đối với việc học tập và thái độ ứng xử với thầy cô, bạn bè.
– Đề tài này thành công còn nhờ có sự góp ý, đóng góp của đồng nghiệp, của chuyên môn và ban nề nếp nhà trường đã hổ trợ trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng cũng như hoàn cảnh từng học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đặt ra:
Có rất nhiều yếu tố làm cho học sinh trở thành học sinh cá biệt nhưng ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến học sinh làm học sinh nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và hạn chế năng lực học tập của các em.
+ Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường: Xã hội phát triển là một điều đáng mừng nhưng khi phát triển theo cơ chế thị trường nó kéo theo một số bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh bạo lực, tình cảm đôi lứa..Hiện nay do sự quản lý không chặt chẽ của một số cơ quan có chức năng nên các dịch vụ như internet, bida được tổ chức kinh doanh gần các trường học đã lôi kéo các em học sinh vào các trò chơi vô bổ dẫn đến việc bỏ giờ cúp tiết học và những vi phạm khác. Đồng thời một số kênh truyền hình chiếu những bộ phim chứa những hình ảnh bạo lực làm các em cũng dễ dàng bắt chước..vv

+ Ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình:
Ngoài thời gian học tập ở trường khoảng 4 đến 5giờ trên một ngày thì đa số các em sinh hoạt tại gia đình, nếu gia đình không quản lý tốt được thời gian cũng như cách giáo dục các em, không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học của các em sẽ không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học thua sút bạn bè dẫn đến việc chán nản và bỏ học.
– Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn: Từ những khó khăn về đời sông kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em phó mặc cho nhà trường, một số gia đình còn bắt con phải lao động do đó các em không có thời gian học tập ở nhà, khi đến lớp các em tiếp thu bài mới một cách khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ từ đó thua sút bạn bè và dẫn đến tâm lí chán học, bỏ giờ trốn tiết..vvv
– Gia đình có kinh tế khá giả lo làm ăn không quan tâm đến con cái: Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái cho ông bà chăm sóc hoặc là anh chị em tự chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)