SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường tiểu học

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: Tiểu học
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 2
Bộ sách:
Lượt xem: 789
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
28
Lượt tải:

16

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường tiểu học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Tìm hiểu thông tin, hoàn cảnh của từng học sinh.
– Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục.
– Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự đoàn kết của tập thể lớp.
-Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình của học sinh để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Mô tả sản phẩm

I. Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói hầu như trong bất kỳ một ngôi trường nào, kể từ cấp tiểu học trở lên cũng đều có học sinh cá biệt. Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ bởi vì các em đang ở lứa tuổi mà người ta gọi là “nhất quỷ, nhì ma, thứba học trò”. Những học sinh cá biệt ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.Đã từng có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây dư luận xấu trong xã hội.Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mực với một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên nóng vội, chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục học sinh ít hiệu quả, có khi còn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí còn có những thầy cô bị buộc phải thôi việc vì không kiềm chế được bản thân. Cho nên việc giáo dục học sinh cá biệt là một cuộc thử thách về trình độ, bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh của những người làm nhiệm vụ trồng người.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục.Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập, Bác cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm”(Nhật ký trong tù):
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Câu nói trên là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng với sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Quan điểm này hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài,hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc đào tạo thế hệ mai sau.

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi “Làm thế nào để đưa những học sinhđược xếp vào dạng cá biệt trở thành con ngoan trò giỏi? Làm thế nào để những học sinh trong lớp nói riêng và trong Trường Tiểu học … nói chung không bị vướng vào cụm từ “học sinh cá biệt”. Và để luận giải những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2 Trường Tiểu học … ”. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề không chỉ riêng tôi mà các đồng nghiệp khác cũng đã và đang suy nghĩ. Là một đề tài đang rất nóng, được phụ huynh và xã hội hết sức quantâm.

Niềm mong mỏi của giáo viên là tất cả học sinh của mình đều ngoan ngoãn
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
– Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.
– Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa rất to lớn…Đối với tập thể lớp là điều kiện đảm bảo cho tập thể lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và đạt kết quả tốt.Đối với gia đình, cha mẹ học sinh, giáo dục học sinh cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng.Đối với xã hội, thành công trong giáo dục học sinh cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những công dân tốt.
– Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu ở trong nhà trường nhằm hạn chế được những đối tượng học sinh có phẩm chất đạo đức chưa tốt, góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Giúp cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức .
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục học sinh cá biệt Trường Tiểu học ….
4. Giới hạn đề tài
Học sinh lớp 2D năm học … Trường Tiểu học ….
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.
II. Phần nội dung
1.Cơ sở lí luận
1.1 Học sinh cá biệt là gì?
Chắc hẳn khi ngồi trên ghế nhà trường thì ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “học sinh cá biệt” và cũng không ít lần tự hỏi tại sao lại gọi các bạn ấy là “học sinh cá biệt”?Theo tiếng Hán thì “cá” có nghĩa là cá nhân, cá thể, chỉbản thân một ai đó.Còn “biệt” mang nghĩa là riêng, khác với những cái còn lại…Vậy có thể nói một cách khoa học, cá biệt là một cá thể có điểm khác so với những cá thể còn lại.Trong trường học thường được nghe cụm từ “học sinh cá biệt”, cụm từ này  được sử dụng theo nghĩa không tốt, ám chỉ những cô cậu học trò hay quậy phá, có thành tích học tập không tốt, chưa lễ phép với thầy cô, thích gây sự với bạn bè…
Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao nổi bật, những học sinh có sáng kiến trong lớp.
Vì thế thống nhất cách hiểu, tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em học chưa giỏi, chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những học sinh tự ti, trầm cảm trong lớp. Những em có thành tích học tập chưa tốt…
1.2 Vì sao giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ cần thiết trong công tác giáo dục hiện nay?
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi tiểu học, tâm hồn các em còn hồn nhiên, trong sáng, rất đa cảm và dễ bị xúc động. Vì vậy cần tránh cho các em những bất hạnh, nghịch cảnh, những thực tế phủ phàng, hình ảnh bạo lực, những biến cố lớn ngoài xã hội, trong trường học và gia đình vì rất dễ gây tổn thương cho các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo rất khó phai nhạt.
Ở tuổi đang phát triển, các em rất hiếu động, rất thích chạy nhảy nô đùa và hò hét thỏa thích hoặc im lặng, nhưng đối với người lớn,họ rất ghét sự ồn ào, cho rằng các em đang chơi những trò chơi quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý,nên thường la rầy, ngăn cấm các em, vô tình đẩy các em rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo thành những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu dài.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bên cạnh những tiện ích to lớn mà nó mang lại cho nhân loại thì kèm theo đó là các tác động tiêu cực đến học sinh với nhiều hình thức khác nhau rất dễ lôi kéo học sinh sa ngã vào các tệ nạn và đã có không ít học sinh từ con ngoan trò giỏi trở thành học sinh chưa ngoan, cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, sa sút về đạo đức, học tập, vô lễ với giáo viên và đặc biệt nghiêm trọng là trong thời gian gần đây thường xuyên xảy ra những vụ bạo lực học đường. Những điều này chính là mối quan tâm không chỉ của giáo viên mà là của toàn xã hội.

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
“Học sinh cá biệt” là một thuật ngữ thường được dùng trong nhà trường, để chỉ những học sinh có biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức, lười nhác trong học tập,

hay nói dối cha mẹ, thầy cô, bắt nạt bạn bè, ý thức kỷ luật kém, tách mình ra khỏi tập thể, không chấp hành nội quy nhà trường. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau sự “cá biệt” này là những hoàn cảnh rất riêng, một cá tính đặc biệt chưa được phát huy đúng hướng.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp đa số là con em lao động nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình. Mọi vấn đề học tập của conem mình đều giao phó cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy vai trò của người giáo viên đứng lớp là rất lớn.
Vào đầu năm, qua theo dõi, tôi đã phát hiện ra hai học sinh cần chú ý đặc biệt hơn những học sinh bình thường. Đó là em Huỳnh Huy Hiếu và em Nguyễn Minh Quý.Thành tích của môn Toán và Tiếng Việt của các em chỉ đạt ở mức chưa hoàn thành, các em chưa nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học.
Những biểu hiện về năng lực và phẩm chất của hai em, tôi đã thống kê qua bảng sau:
Năng lực và Phẩm chất Biểu hiện của học sinh
Nguyễn Minh Quý Huỳnh Huy Hiếu

Năng lực Tự phục vụ, tự quản   Thường xuyên không mang sách vở, đồ dùng học tập.   Hay xé sách vở để làm đồ chơi.
Hợp tác    Chưa biết hợp tác với các bạn trong nhóm.   Luôn làm việc riêng trong giờ học.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

10;11;12
Chủ nhiệm
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)