SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3072 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1779 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.1 Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ
3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống
3.3 Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo tuần, tháng
3.4 Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động
3.5 Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 2 | |
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 4 | |
1 | Cơ sở lý luận | 4 |
2 | Cơ sở thực tiễn | 4 |
2.1. | Thuận lợi | 5 |
2.2. | Khó khăn | 6 |
2.3. | Thực trạng | 6 – 7 |
3 | Các biện pháp đã tiến hành | 7 – 24 |
3.1 | Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ | 7 – 9 |
3.2 | Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống. | 10 – 11 |
3.3 | Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo tuần, tháng | 11 – 14 |
3.4 | Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động. | 14 – 23 |
3.5 | Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh | 23 – 24 |
4 | Hiệu quả của sáng kiến | 25 – 26 |
4.1 | Đối với trẻ | 25 |
4.2 | Đối với giáo viên | 26 |
4.3 | Đối với phụ huynh | 26 |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 27 – 29 | |
1 | Kết luận | 27 – 29 |
2 | Kiến nghị | 29 |
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO | 30 |
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Sinh thời, Bác Hồ – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta có câu:
Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.
Câu nói ấy của Người đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Sức khoẻ là vốn tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của quốc gia, có nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hơn thế nữa, cơ thể trẻ nhỏ là cơ thể đang phát triển, còn hết sức non nớt và dễ bị tổn thương, do đó chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thơ là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ mạnh.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với nhu cầu, biết giải quyết những vấn đề cơ bản một cách tự lập có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” với yêu cầu tăng cường tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và tại cộng đồng một cách tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Là một giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để rèn trẻ những kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Từ những thực tế trên năm học ………tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
- Mục đích nghiên cứu :
– Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn kĩ năng sống của trẻ 4-5 tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nhằm đưa kỹ năng sống vào trong hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, thích nghi, hợp tác, tự phục vụ bản thân, phát triển trí thông minh, trẻ mạnh dạn, tự tin, hoạt bát, sáng tạo trong các hoạt động.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
– Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài
– Tìm hiểu thực trạng việc dạy kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non.
– Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
– Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi)
– Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
– Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách.
- Phương pháp nghiên cứu:
- 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non, nghiên cứu hoạt động học khám phá khoa học, một số hoạt động vui chơi của trẻ.
- 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1 Phương pháp quan sát
– Quan sát việc thực hiện những kỹ năng sống qua biểu hiện hàng ngày của trẻ để có đánh giá và số liệu cụ thể ở mỗi kỹ năng.
5.2.2 Phương pháp trò chuyện.
– Trò chuyện với phụ huynh, với trẻ để có những biện pháp phù hợp với từng trẻ.
5.2.3 Phương pháp thống kê toán học.
– Dùng công thức toán học để xử lý số liệu thực tiễn đã thu thập được.
5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Kế hoạch nghiên cứu:
– Từ ………: chọn đề tài và trang bị lý luận.
– Từ ………:Tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp trong các hoạt động.
– Từ ………phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]