SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3064 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1297 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
1. Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các chủ đề GD
3. Tạo môi trường giáo dục dạy trẻ kĩ năng sống
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động
5. Giáo dục kĩ năng sống thông qua ngày hội, ngày lễ và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong trường, lớp
6. Làm gương và khích lệ.
7: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
8. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
A. MỞ ĐẦU | |
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI | |
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU | |
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. | |
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. | |
B. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN | |
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. | |
1. Thuận lợi. | |
2. Khó khăn. | |
3. Kết quả của thực trạng: | |
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | |
1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: | |
2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các chủ đề GD. | |
3. Tạo môi trường giáo dục dạy trẻ kĩ năng sống | |
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động. | |
5. Giáo dục kĩ năng sống thông qua ngày hội, ngày lễ và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong trường, lớp | |
6. Làm gương và khích lệ. | |
7: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: | |
8. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ | |
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT | |
1. Kết luận. | |
2. Ý kiến đề xuất | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ lứa tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường.[1]
Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu các kỹ năng sống sớm được hình thành và phát triển thì con người sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng phòng ngừa, ứng phó với các tình huống, nguy cơ và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Trí nhớ của trẻ mầm non trong giai đoạn này là trực quan hình tượng. Sở dĩ trẻ nhớ được là do trẻ đã được trải nghiệm, được nhìn thấy. Chính vì vậy, giáo viên nói riêng và người lớn nói chung luôn phải gương mẫu, dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống ban đầu.[2]
Với ý nghĩa và tầm quan trong đó. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/ 2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[3] trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mặc dù đã được triển khai và đưa các nội dung này vào thực hiện từ năm học ……….đây là năm đầu tiên ngành học mầm non chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trải qua những năm thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy đây là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các hoạt động về kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng định bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. [4]
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vấn đề này vẫn chưa được chú trọng tại các trường mầm non. Nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Vì thế, có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn….
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Nga An” nhằm góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi lớp B1 tại trường mầm non Nga An
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]