SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3065 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 837 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nhân thức về yêu cầu mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao
Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
Biện pháp 4: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và tích hợp các nội dung hoạt giáo dục trẻ kỹ năng sống vào các chủ đề giáo dục trong năm học
Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết
Biện pháp 6: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất giáo dục trẻ kĩ năng sống
Mô tả sản phẩm
- 1. Mở đâu.
1.1 . Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.[1] Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên và không nên làm, có thể coi kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động cá nhân của trẻ hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp trẻ ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin chủ động và biết cách xử lý các tình huống tro ng cuộc sống. Đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động trong ngày như: Vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan…mỗi một hoạt động có ưu thế riêng đối với cuộc sống của trẻ.[2] Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè của trẻ.
Năm học ……… Phòng giáo dục và đào tạo Triệu Sơn cũng đã tổ chức hội thảo “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” để tất cả các giáo viên trong Huyện được tham gia, được học hỏi kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Giáo dục kỹ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.
Trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường Mầm non Hợp Lý nói chung và lớp mẫu giáo B2 nói riêng có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo: “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. “Các phương pháp đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ.”[5]
Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Đó là sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ như: Trẻ biết hợp tác với bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, biết yêu thương chia sẻ, lắng nghe người khác nói và biết diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu…Dạy cho trẻ những kỹ năng sống gần gũi nhất như: Giữ vệ sinh cá nhân, bảo vệ thân thể; Ứng xử văn minh, lịch sự; Nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; Ứng phó với những tình huống bất ngờ…qua đó trẻ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục kỹ năng sống riêng biệt, mới chỉ lồng ghép tích hợp kỹ năng sống qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kỹ năng sống nên hiệu quả chưa cao. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài:
“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo
4- 5 tuổi ở lớp B2 trường mầm non Hợp Lý”: để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng.
Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp B2 (mẫu giáo 4-5 tuổi) trường mầm non Hợp Lý– Triệu Sơn – Thanh Hóa.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức cho các bậc phụ huynh. Đồng thời tạo được sự quan tâm và tham gia của các bậc phụ huynh, của toàn thể giáo viên trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể khác có trách nhiệm cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo
4- 5 tuổi ở Lớp B2 trường Mầm non Hợp Lý – Triệu Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để đánh giá nhận xét về việc giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet , sách, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài
* Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm hiểu các phương pháp và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trường và gia đình.
* Phương pháp tuyên truyền.
* Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận:
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, nhằm giúp trẻ biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên, từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân.[4] Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ không tránh khỏi những lúng túng, sai phạm, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Việc trang bị kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
Qua việc học bồi dưỡng thường xuyên “ Module 39: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.” Được Bộ giáo dục ban hành và triển khai đến giáo viên với những bài học bổ ích, bản thân đã tham gia học và có thêm kiến thức trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn… sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế và phải có thời gian trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè để kỹ năng sống của trẻ được hình thành.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi :
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]