SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ từ 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Mã tài liệu: BC3076 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 687 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ từ 4-5 tuổi trong trường mầm non” triển khai các biện pháp như sau:
– Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
– Biện pháp 2: Giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ
– Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
– Biện pháp 4: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
– Biện pháp 5: Giáo viên tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhiệm vụ của bản thân
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang | |
Phần I | Đặt vấn đề | 2 |
1.Lý do chọn đề tài | 2 | |
1.1.Cơ sở lý luận | 3 | |
1.2.Cơ sở thực tiễn | 3 | |
2. Mục đích nghiên cứu | 4 | |
3. Đối tượng nghiên cứu | 4 | |
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. | 4 | |
5. Phương pháp nghiên cứu | 4 | |
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: | 4 | |
Phần II | Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề | 4 |
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề | 5 | |
2. Khảo sát thực trạng. | 6 | |
3. Các biện pháp thực hiện | 7 | |
4. Biện pháp thực hiện từng phần | 7 | |
5. Kết quả sau khi thực hiện đề tài | 13 | |
Phần III | Kết luận và khuyến nghị. | 15 |
1. Kết luận. | 15 | |
2. Các đề xuất và khuyến nghị. | 16 | |
Phần IV | Tài liệu tham khảo | 17 |
Minh chứng | 18 |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
-
Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là đào tạo ra những trẻ em khỏe mạnh, phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Điều đó đã đặt gánh nặng lên vai những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những cô giáo mầm non. Vậy làm thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện, đây quả là một vấn đề lớn.
Trẻ em chưa phải là người lớn nhưng đang từng giờ từng phút chuẩn bị trở thành người lớn, dẫn dắt trẻ em đến với cuộc sống xã hội của người lớn và học hỏi mọi điều, học ăn, học nói, học kiến thức, học kỹ năng, và đặc biệt là kỹ năng sống là vô cùng cần thiết. Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng phó giám đốc trung tâm Việt Group – Hà Nội cho rằng “Chúng ta học ăn bằng cách ăn, học đi bằng cách đi, học viết bằng cách viết….và trẻ học kỹ năng sống bằng cách sống với những kỹ năng đó, nghĩa là phải cho trẻ trải nghiệm, tập thành thạo, giúp chúng có bài học chứ không chỉ ghi chép các kiến thức”.
Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Với trẻ nhỏ kỹ năng sống không phải là cái gì quá cao siêu, bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi, mối quan hệ tốt với những người thân trong gia đình, khả năng nhận biết cảm xúc, có sức đề kháng lại với những tác động xấu của môi trường và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên.
Hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết tự phục vụ bản thân những việc đơn giản, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ diễn ra tương đối phổ biến. Tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất.
Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển về kinh tế thì điều kiện sống của nhiều gia đình cũng đầy đủ hơn. Bên cạnh sự đầy đủ đó là sự bao bọc con, làm hộ con tất cả mọi việc từ việc mặc quần áo, đi giầy dép…Vì vậy có những đứa trẻ lên cấp I mà vẫn không biết tự đi giày, không biết mặc quần áo, không biết ăn một số loại quả có hạt như na, hồng xiêm, xoài…..
Bộ giáo dục đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong đó có nội dung tăng cường kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen vệ sinh…. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào trong chương trình bồi dưỡng cho giáo viên Mầm non, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Dạy trẻ kỹ
năng tự phục vụ không phải là cái gì quá xa lạ mà nó đã và đang thực thực hiện ở tất cả các trường Mầm non. Nhưng việc thực hiện chưa thường xuyên, chưa liên tục, chưa kích thích được sự hứng thú và ý thức tự giác. Nhiều kỹ năng chỉ mang tính chất mệnh lệnh nên chưa hình thành được thói quen vệ sinh hay thói quen tự phục vụ cho trẻ.
Là một giáo viên phụ trách lớp 4 – 5 tuổi nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, tôi đã cố gắng lựa chọn, đổi mới hình thức lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động của trẻ. Qua một năm thực hiện tôi thấy trẻ lớp tôi tự giác hơn khi làm các công việc tự phục vụ, chủ động hơn khi mặc, cởi quần áo, đi và cởi giầy dép…có kỹ năng tự phục vụ bản thân, phụ huynh rất vui vẻ. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
-
Cơ sở lý luận
Để có một đất nước giàu về kinh tế, vững về chính trị thì phải có nền giáo dục toàn diện. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nền móng cho giáo dục nước nhà. Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, bên cạnh về sự phát triển kinh tế kéo theo những tệ nạn xã hội, những mặt trái nảy sinh mà trẻ em là những đối tượng có nguy cơ dễ bị đe dọa,bị ảnh hưởng. Chăm sóc giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ mầm non trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu trọng tâm của nền giáo dục nước ta và rèn kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ hoàn thiện mình và trưởng thành trong xã hội.
Từ năm bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những nội dung cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất, đây là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như : Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và có ý thức tự phục vụ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng, thúc đẩy, giúp trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng để trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được nuông chiều, không phải làm việc gì nên trẻ ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Không có kỹ năng phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể. Nên việc rèn cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình,tăng cường tính độc lập, sống có trách nhiệm hơn, dạy trẻ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]