SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3088 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1257 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường trong và ngoài lớp trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để khơi gợi hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình.
Biện pháp 2: Lựa chọn các nguyên vật liệu da dạng, phong phú trong mỗi hoạt động nhằm khơi gợi tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ.
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng nhằm khơi gợi tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
Biện pháp 4: Thường xuyên tìm tòi và tổ chức các hình thức tạo hình sáng tạo.
Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
Mục lục | ||
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1. | Lý do chọn đề tài | |
1.2. | Mục đích nghiên cứu | |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu | |
2. | NỘI DUNG CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM | |
2.1. | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. | Thực trạng vấn đề | |
2.2.1. | Thuận lợi | |
2.2.2. | Khó khăn | |
2.2.3. | Khảo sát chất lượng đầu năm học | |
2.3. | Các biện pháp thực hiện | |
2.3.1. | Biện pháp 1: Tạo môi trường trong và ngoài lớp trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để khơi gợi hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình. | |
2.3.2. | Biện pháp 2: Lựa chọn các nguyên vật liệu da dạng, phong phú trong mỗi hoạt động nhằm khơi gợi tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ. | |
2.3.3. | Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng nhằm khơi gợi tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. | |
2.3.4. | Biện pháp 4: Thường xuyên tìm tòi và tổ chức các hình thức tạo hình sáng tạo. | |
2.3.5. | Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh | |
2.4 | Hiệu quả đạt được | |
3. | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã nói: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[1].
Cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Với giáo dục mầm non phương pháp đổi mới hiện nay đó là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình. Bởi hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. [2]
Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên cả về lượng và chất.
Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa – xã hội qua các hình tượng, các sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
Quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực.
Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới ở bậc Tiểu học.
Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ sẽ có cơ hội để thể hiện cảm xúc, ý tưởng của mình. Qua đó phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật; khơi gợi ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ cũng như giúp có những kiến thức, kĩ năng tạo ra cái đẹp, là tiền đề để hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của một con người biết tích cực sáng tạo cho xã hội sau này.
Năm học ………. thực hiện công văn số 236/SGDĐT- GDMN ngày ……….của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. [5] và theo công văn hướng dẫn số 55/PGD&ĐT – GDMN ngày 23 tháng ……….của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Sơn đối với giáo dục mầm non [6], việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên phát triển phù hợp với từng trẻ, từng lứa tuổi và từng hoạt động của trẻ, nhất là hoạt động tạo hình sáng tạo. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn” để đi sâu nghiên cứu và thực hiện tại lớp tôi đang giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đúc rút ra các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài viết của mình tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp tổng hợp và phân tích;
– Phương pháp hệ thống hóa;
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và thông qua quá trình hoạt động tạo hình của trẻ. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở lớp.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát: Thông qua việc trẻ hoạt động tạo hình;
– Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp với trẻ trong quá trình trẻ hoạt động;
– Phương pháp nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học.
* Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tham khảo các bài viết, ý kiến của cán bộ quản lý, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thầm mĩ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống.
Với tư cách là một phương tiện giáo dục rất thích hợp với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để thực hiện những mục tiêu giáo dục sau:
Phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp – là những điều rất cần cho cuộc sống của trẻ trong xã hội.
Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ bản, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]