SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BC2031 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 921 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi dân tộc thiểu số” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên và phụ huynh là tấm gương cho trẻ noi theo trong mọi hoạt động.
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo, nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số.
Biện pháp 3: Lồng ghép hoạt động lễ giáo qua hoạt động học có chủ đích.
Biện pháp 4: Giáo dục ở mọi lúc mọi nơi thông qua việc lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động.
Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo quan việc giáo viên tuyên truyền với phụ huynh mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số.
Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua việc nêu gương đánh giá khích lệ tích cực của trẻ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vẫn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là cơ bản của giáo dục.
Nghị quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục đã ghi rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương tổ quốc, xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tính thật thà khiêm tốn, dũng cảm. Do đó việc giáo dục lễ giáo cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục”. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình và toàn xã hội, muốn thế hệ trẻ có đủ trí, đức những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của một nước độc lập Bác viết: ‘‘Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Vệt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ vào một phần lớn công học tập của các cháu”.
Ta cũng nhận thấy rõ hơn việc hình thành nhân cách tình cảm lối sống cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong cơ sở giáo dục Mầm Non và trong các bậc cha mẹ trẻ. Khoa học cũng đã khẳng định rằng: Nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Vì thế lứa tuổi này ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng yêu cầu mà xã hội mới đặt ra.
Tại trường học Mầm Non việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các chế độ sinh hoạt hằg ngày của cô và trẻ như : Đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Thông qua hoạt động hằng ngày cô giáo giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý thức, tự tin và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực tự giác, ý thức kỷ luật trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương quan hệ đoàn kết nhân ái với bạn bè. Biết yêu mến và tôn trọng người lớn Giáo dục nề nếp cho trẻ còn thông qua trò chơi vì: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Các đặc điểm tâm lý mới, tính cách mới của trẻ được hình thành chủ yếu trong hoạt động chủ đạo này. Vì vậy trong công tác giáo dục nề nếp cho trẻ thông qua trò chơi là một phương tiện mạnh mẽ nhất.
VD: Trong khi chơi trẻ đã thể hiện rõ các tính cách của trẻ qua các nhân vật, cách đóng vai, cách ứng sử với trẻ trong nhóm chơi.
Trò chơi phân vai theo chủ đề có mối quan hệ giữa trẻ với nhau và quan hệ
giữa các vai chơi với nhau. Khi chơi thể hiện tính cách của từng vai chơi vì vậy
việc nêu gương quan trọng ngay cả đối với trẻ đóng vai.
Giáo dục nề nếp lễ giáo thông qua hoạt động học tập nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống cho trẻ.
Thông qua hoạt động học cô giáo từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hình thành được công việc mà cô giáo giao cho.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua lao động vừa sức phù hợp với đời sống sinh hoạt cũng là phương tiện giáo dục nề nếp cho trẻ .Thông qua lao động hình thành cho trẻ những phẩm chất của người lao động. Trẻ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm,những công việc hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ cảm thấy mình tốt hơn đồng thời biết quan tâm đến người khác.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số vùng cao chính là một cơ sở lý luận giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, tình cảm trí tuệ. Là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp học tập suốt đời của trẻ.
Tuy nhiên một bộ phận gia đình thuộc dân tộc thiểu số vùng cao vẫn còn giữ những hủ tục, những quan niệm dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách, tình cảm của trẻ. Vì vậy giáo dục lễ giáo chính là một giải pháp đúng đắn cho trẻ vùng dân tộc thiểu số vùng cao hiện nay nhằm mục đích tăng cường giáo dục truyền thống đạo đức văn minh cho thế hệ trẻ.
Đây chính là nền móng đầu tiên quan trọng để phát triển nhân cách con người, đặc biệt những bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy yên tâm biết bao khi con mình là những đứa trẻ thông minh nhanh nhẹn biết nghe lời bố mẹ, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người xung quanh. Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm cho chính mình. Trẻ hiểu và xác định được sự đánh giá, nhận xét của ngời lớn với trẻ. Trẻ hiểu được cái tốt, cái xấu và biết tự điều chỉnh hành vi của mình và tuân thủ đúng những nguyên tắc của người lớn yêu cầu. Bởi thế nếu không làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm đầu đời thì việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lại càng khó khăn phức tạp hơn.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển chung của nền văn hoá xã hội trẻ chịu sự tác động trực tiếp của nhiều tác động tâm lý bên ngoài xã hội, đó là tác động giáo dục của người lớn. Chính vì vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ nói chung và trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm Non Điền Trung vùng cao nói riêng là một biện pháp mang tính cấp bách và rất cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách hành vi của trẻ vùng dân tộc thiểu số sau này. Chính vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi dân tộc thiểu số ” để nâng cao chất lượng nề nếp cho trẻ.
- 2. Mục đích nghiên cứu:
– Khảo sát thực trạng một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 – 4
tuổi dân tộc thiểu số ở trường mầm non Điền Trung
- 3. Đối tượng nghiên cứu:
– Thực trạng giáo dục lễ giáo của trẻ lớp mẫu giáo bé C2 3 – 4 tuổi trường mầm non Điền Trung
- 4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp quan sát sư phạm.
– Phương pháp dùng lời.
– Phương pháp dùng trò chơi.
– Phương pháp trực quan, trải nghiệm.
– Phương pháp thống kê và xử lý và xử lý sơ liệu.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đất nước việt nam dân tộc việt nam có truyền thống văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em trên cả nước, mỗi một dân tộc có một bản sắc tập tục quan niệm riêng. Và ngày hôm nay cùng tiến lên trên con đường hội nhập nền kinh tế của nước ngoài tác động không nhỏ đến nền văn hoá Việt Nam, vì vậy để thế hệ trẻ thơ mãi giữ được bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc mà không bị lai căng pha trộn thì giáo dục không chưa đủ mà phải đi sâu có mục đích chính là hình thành phát triển lễ giáo cho trẻ dân tộc thiểu số một cách toàn diện.
Lễ giáo là nét đẹp văn hoá truyền thống được đặt lên hàng đầu của lứa tuổi mẫu giáo là bước ngoặt đầu tiên hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách như: Giáo dục nhân cách nói với người lớn, phong cách ứng sử có phép tắc có văn hoá, có đạo lý phù hợp với nhu cầu của xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]