SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh THPT
- Mã tài liệu: MT0150 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1968 |
Lượt tải: | 45 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm bản thân
Giải pháp 2: Tổ chức các buổi học/ tiết học theo chủ đề: Giáo dục lòng biết ơn
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao ý thức lòng biết ơn của học sinh.
Giải pháp 4: Thực hành lòng biết ơn
Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục lòng biết ơn
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Sách phúc âm Mat-thew viết: “Người nào đã có sắn lòng biết ơn sẽ được ban tặng thêm, và anh ta hoặc cô ta sẽ dư dả đủ đầy, người nào không có sẵn lòng biết ơn thì những gì anh ta hoặc cô ta đã có sẽ bị tước đi”. Nội dung của sách ghi lại cách đây hai nghìn năm, nhưng giá trị vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Lòng biết ơn vận hành theo quy luật hấp dẫn – quy luật chi phối tất cả năng lượng trong vũ trụ: “Những điều giống nhau sẽ thu hút nhau”. Vì thế vấn đề này đặt ra cho chúng ta nghĩ suy về giá trị của lòng biết ơn trong cuộc sống mỗi con người.
Giữa bộn bề, ngổn ngang của đời sống thường nhật, mỗi ngày chỉ vừa mở mắt ra để đối mặt với thế giới chúng ta đã bị tra tấn bởi rất nhiều những tin xấu, những vụ bê bối, và thảm họa, bạo loạn … chúng ta cứ liên tục phải đương đầu với những nguồn cơn của sự tiêu cực, kéo theo cảm giác bất an, lo âu choán hết trong lòng. Liều thuốc nào giải tỏa nguồn cơn này, cách thức nào điều chỉnh cảm xúc lẫn hành vi cho ta hướng về những điều tích cực. Một giải pháp hữu hiệu nhất chính là: “Ngày tuyệt vời nhất là ngày bắt đầu bằng lòng biết ơn”.
Lòng biết ơn là thái độ trân trọng, ghi nhớ, là một phạm trù đạo đức của con người. Biết ơn bậc sinh thành, biết ơn thầy cô, biết ơn buổi sáng tinh khôi, một ngày nắng ấm, một làn gió mát, một cuộc gặp gỡ, một cái bắt tay … “Lòng biết ơn là liều thuốc hóa giải những cảm xúc tiêu cực, là chất trung hòa sự đố kỵ, ghen ghét, lo lắng và khó chịu. Nó có nghĩa là tận hưởng cũng có nghĩa là không coi điều gì là nghiễm nhiên, nó là tập trung vào hiện tại” (Sonja lyubomirsky). Vậy nên giáo dục lòng biết ơn cho trò là vô cùng cần thiết để giúp trò có kỹ năng sống, hình thành phẩm chất, năng lực cân bằng cảm xúc, tự quản bản thân, sống biết ơn, suy nghĩ tích cực lạc quan và thành công, hạnh phúc.
Để làm được điều đó, ngoài sự giáo dục của gia đình, xã hội thì người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục lòng biết ơn để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, hình thành phẩm chất năng lực học sinh. J.A.Coomenxki – một nhà giáo dục học vĩ đại, đại biểu suất sắc của chủ nghĩa nhân văn đã gọi giáo viên là “người chuyển giao của ngọn đuốc nền văn minh”. Đó cũng là một cách vinh danh vị thế cao cả của người thầy, người cô trong quá trình thắp lửa, khơi nguồn và định hướng tương lai cho các thế hệ học trò.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trung học phổ thông”, với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các đồng nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lòng biết ơn, vai trò của lòng biết ơn giúp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng lòng biết ơn của học sinh Trường THPT Đô Lương 3, Trường THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số kinh nghiệm giúp phát triển giáo dục lòng biết ơn để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trung học phổ thông.
- Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp.
- Đối tượng nghiên cứu
– Các biện pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trung học phổ thông.
- Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số kinh nghiệm giáo dục lòng biết ơn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh THPT.
- Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2020 – 2021 và 2021 – 2022
- Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về lòng biết ơn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (Ankét) và trắc nghiệm tâm lý (trắc nghiệm khả năng giao tiếp của V.P Dakharốp) để khảo sát thu thập thông tin và đánh giá các kĩ năng của học sinh THPT.
- Phương pháp quan sát: Quan sát HS trong các giờ học trên lớp, trong các hoạt động ngoại khóa, trong giao tiếp với bạn bè và các Thầy, Cô giáo để nắm bắt các biểu hiện cụ thể bản thân học sinh.
4.3. Các phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục lòng biết ơn của học sinh THPT.
- Tính mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lòng biết ơn, vai trò giá trị của lòng biết ơn của học sinh THPT.
- Làm sáng tỏ thực trạng về lòng biết ơn của học sinh THPT Đô Lương 3; THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất được một số kinh nghiệm giúp phát triển giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo dục lòng biết ơn.
- Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục trong các trường phổ thông.
PHẦN 2: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
- Biết ơn Theo từ điển: Biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
Từ khái quát bao hàm đó hiểu rộng ra, biết ơn là một triết lý sống, một thái độ với cuộc đời, một phẩm chất tuyệt vời và một nghĩa cử đạo đức cao đẹp.
Biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.
Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.
- Giới thuyết về năng lực, phẩm chất
1.2.1. Năng lực
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng: (1) Năng lực (Capacity/Ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định; (2) Năng lực (Compentence) thường gọi là năng lực hành động: là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/ một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1992), năng lực được giải thích với hai nghĩa: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một loạt hành động nào đó; Năng lực là: Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [7, tr.656].
Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, … mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
Từ định nghĩa này, có ba dấu hiệu quan trọng cần được giáo viên, phụ huynh lưu ý:
Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kỹ năng học được…, mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với chính các em.
Năng lực của học sinh không chỉ là vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội…).
Năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ngoài lớp học. Nhà trường được coi là môi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như: gia đình, cộng đồng, … cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.
Người ta chia ra thành hai loại năng lực:
Năng lực chung: là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội.
Năng lực chuyên biệt: là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao… Đó là những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định, bao gồm: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, …
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]