SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4-5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3044 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 970 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4-5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.1 Biện pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng.
3.2 Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức khi giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
3.3 Biện pháp 3: Giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện lòng yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp với các hoạt động trong trường mầm non.
3.4 Biện pháp 4: Sưu tầm các câu chuyện, bài hát có nội dung ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương để dạy trẻ.
3.5 Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập.
3.6 Biện pháp 6: Trao đổi, phối hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 | |
1 | Tên đề tài | 1 |
2 | Lý do chọn đề tài | 1 |
3 | Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài | 2 |
4 | Phương pháp nghiên cứu | 2 |
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 2 | |
1 | Cơ sở lý luận | 2 |
2 | Thực trạng vấn đề | 3 |
2.1 | Thuận lợi | 4 |
2.2 | Khó khăn | 5 |
2.3 | Số liệu điều tra trước khi thực hiện | 6 |
3 | Các biện pháp đã tiến hành | 6 |
3.1 | Biện pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng. | 6 |
3.2 | Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức khi giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. | 7 |
3.3 | Biện pháp 3: Giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện lòng yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp với các hoạt động trong trường mầm non. | 11 |
3.4 | Biện pháp 4: Sưu tầm các câu chuyện, bài hát có nội dung ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương để dạy trẻ. | 19 |
3.5 | Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập. | 22 |
3.6 | Biện pháp 6: Trao đổi, phối hợp với phụ huynh. | 24 |
4 | Hiệu quả SKKN | 26 |
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | 28 | |
1. | Kết luận | 28 |
2. | Khuyến nghị, đề xuất | 29 |
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO | 30 |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tên đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
2. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách, lối sống, tư tưởng của dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới. Người luôn sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Người đã dành tình cảm và lòng yêu thương vô hạn đặc biệt cho các em nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước. Sự quan tâm, yêu thương đặc biệt của Người dành cho các em nhỏ còn bắt nguồn từ tận sâu trong đáy lòng, từ sự nhìn xa trông rộng: “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em như những mầm chồi non nớt, đang trong độ tuổi ăn, tuổi ngủ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển cả thể chất và tâm hồn bằng tất cả lòng yêu thương nhất của con người. “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Vì mai sau các em là chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Phải vun trồng cho các em có đạo đức, thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – trí – lao – thể – mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ.
Đặc biệt lòng yêu thương là một trong những tình cảm quý báu không thể thiếu đối với tâm hồn trẻ thơ. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, các em đã biết đến lòng yêu thương. Lòng yêu thương là chất men nuôi dưỡng tâm hồn cùng với sự phát triển của trẻ em đến hết cuộc đời. Khi thiếu hoặc không có lòng yêu thương, các em nhỏ sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh, thậm chí còn trở nên thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, không có niềm tin vào cuộc sống, có những hành vi, hành động làm tổn thương và nguy hiểm đến những người xung quanh như bạn bè, các em bé, người thân, sống lệch lạc về chuẩn mực đạo đức gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Mọi người trong chúng ta, với vai trò là ông bà, cha mẹ đều có mong muốn và hy vọng con cháu mình là người tốt; có đạo đức, có lòng yêu thương với mọi người; ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Một đứa trẻ khi được dành nhiều tình yêu thương ngay từ nhỏ, được học và biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh sẽ có nền tảng để trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.
Việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ em cũng chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ; ý thức, tự tin, tự lực về bản thân, kính yêu Bác Hồ, lòng yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, con vật; lòng kính trọng, yêu thương gần gũi, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh; có kỹ năng xử lý các tình huống thường xảy ra hằng ngày bằng lòng yêu thương. Giúp trẻ phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của mình; hiểu và đáp lại tình cảm, cảm xúc của người khác, nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp làm người khác vui vẻ, hạnh phúc.
Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi luôn trăn trở cần nâng cao khả năng giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:
– Thời gian nghiên cứu: Từ……….
– Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 – 5 tuổi
– Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) ở trường mầm non nơi tôi đang công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi ứng xử của trẻ để đánh giá thực trạng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguyên nhân của những tồn tại để có biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm: Dựa vào cách xử lý tình huống của trẻ để đánh giá.
+ Phương pháp trò chuyện, đàm thoại, dùng lời nói: Để hiểu được tâm sinh lý, tính cách, sự khác biệt của trẻ từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp để tính tỷ lệ % cháu đạt và chưa đạt theo các tiêu chí đánh giá.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Theo Bác sĩ, nhà Giáo dục học, Tâm lý học nổi tiếng người Ý – Maria Montessori, trẻ em ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi có những đặc điểm phát triển đặc thù: Trẻ có bộ óc và tâm thức thấm hút, mẫn cảm với các kích thích giác quan, luôn hành động dưới sự hướng dẫn của những thôi thúc nội tại mãnh liệt. Đây là giai đoạn trưởng thành nhanh cả về thể lực và trí lực. Trẻ củng cố những ấn tượng, kinh nghiệm và ngôn ngữ đã hấp thụ ở giai từ 0 đến 3 tuổi, hướng tới sự độc lập về vận động, chức năng để tự định hình trí tuệ và nhân cách của bản thân.
Tác giả Tôn Thụy Tuyết đã dựa trên những triết lý giáo dục Montessori và một số học giả tâm lý để dịch ra cuốn sách: “Tự do và yêu thương”, trong đó có viết: “Yêu thương không phải là từ trên đầu môi chót lưỡi, trong phương pháp giáo dục đó, người lớn không phải là người chỉ huy mà là kẻ kiên nhẫn quan sát, tôn trọng nhịp điệu và tốc độ phát triển của trẻ”.
Trẻ em được thực hành phong cách ứng xử trang nhã và lịch thiệp. Trẻ lớn có thể chỉ dẫn thêm cho trẻ nhỏ, trẻ nhỏ quan sát và học thêm từ trẻ lớn. Trong cái xã hội thu nhỏ này, các em học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này xảy ra tự nhiên, không do người lớn sai bảo hay yêu cầu. Trong môi trường ấy, sự cộng tác được khuyến khích, phần thưởng và sự cạnh tranh bị vắng bóng, cách hành xử với bạo lực, làm tổn thương người khác hay thiệt hại đến môi trường là những điều không được chấp nhận.
Vì vậy, các trường mầm non đã đưa nhiệm vụ giáo dục lòng yêu thương cho trẻ lên hàng đầu trong việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Khả năng là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi giáo dục lòng yêu thương cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo để lựa chọn các hoạt động có nội dung và ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương hay, phù hợp với lứa tuổi để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ có khả năng nhận biết tốt và biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người mọi vật xung quanh.
2. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình chăm sóc và giảng dạy tôi thấy việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ còn bị xem nhẹ, nhiều trẻ thích và có mong muốn thể hiện lòng yêu thương với các bạn, cô giáo, ông bà cha mẹ và mọi người xung quanh nhưng lại chưa biết cách thể hiện. Trẻ còn lóng ngóng trong các hành vi, hành động hoặc có thái độ chưa đúng khi được các bạn và mọi người quan tâm, yêu thương; không biết nói các câu nói yêu thương làm người khác vui lòng. Nhiều trẻ khác vẫn chưa hiểu được lòng yêu thương là gì và vì sao mỗi chúng ta cần phải có lòng yêu thương. Trẻ chưa có khả năng tư duy, tưởng tượng, chưa phát
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]