SKKN Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM0013 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1006 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phú Nhuận |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phú Nhuận |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2. Xây dựng nề nếp, thói quen trong sáng, tích cực cho học sinh.
3. Tạo cho học sinh một môi trường học tập thân thiện.
4. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua việc dạy môn Đạo đức.
5. Phối kết hợp với đồng nghiệp, các tổ chức trong nhà trường.
6. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động nhân đạo và nêu gương người tốt việc tốt.
7. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường giáo dục phẩm chất cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Bởi xã hội hiện nay, có bao nhiêu thói hư tật xấu, có bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu tệ nạn đang tác động xấu đến con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng (đặc biệt là học sinh lớp 1). Vì vậy, giáo viên tiểu học không chỉ dạy cho các em kiến thức về các môn học mà còn phải dạy cho các em kiến thức về xã hội, về kĩ năng sống; giúp các em có những hành vi cư xử đúng đắn để các em trở thành người có ích cho xã hội.
Giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1 giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Muốn làm được việc đó, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác trong nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với nhau và giáo dục phẩm chất là một hoạt động giáo dục cơ bản của giáo viên. Giáo dục phẩm chất là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm giúp nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Phú Nhuận nói riêng cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 1 tại Trường Tiểu học Phú Nhuận, tôi muốn đi sâu, tìm hiểu và thực hiện những biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, với mong muốn góp phần hình thành cho các em những phẩm chất tốt, trở thành những công dân tốt trong tương lai. Đây là lí do để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để áp dụng một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp vào lớp 1B tôi đang dạy hiện nay nhằm giáo dục phẩm chất cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1”; đã được áp dụng trong thực tế dạy học sinh lớp 1B Trường Tiểu học Phú Nhuận, năm học: ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Khảo sát về chất lượng phẩm chất hiện nay của học sinh lớp 1B ngay đầu năm học.
Thu thập thông tin về mặt phẩm chất của học sinh qua báo cáo chất lượng của nhà trường Mầm non.
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, với Ban cán sự lớp, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm của học sinh.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò của GVCN trên các tạp chí GD, trên Internet và các tư liệu khác.
1.4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm từ các giáo viên trường khác, giáo viên trong trường.
1.4.4. Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động của học sinh lớp 1B.
1.4.5. Phương pháp thử nghiệm:
Áp dụng các biện pháp giáo dục nhằm giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1 vào thực tế lớp 1B, năm học ………..
1.4.6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng:
Nêu gương những việc làm tốt, những tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Nêu gương và khen thưởng học sinh kịp thời khi học sinh tiến bộ và làm tốt trong các hoạt động.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật giáo dục ban hành năm 2005 nêu rõ:
“Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam”.
Phẩm chất là một trong những thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Vì vậy, việc giáo dục phẩm chất cho học sinh ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng trong giáo dục hiện nay rất được quan tâm, chú trọng.
Dưới góc nhìn của giáo dục thì: Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách phản ánh bản chất của xã hội, của mỗi cá nhân và chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động giao lưu. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí… con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Sự hình thành và phát triển phẩm chất của mỗi cá nhân còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.
Các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất.
Trong một dự thảo đổi mới về chương trình sách giáo khoa sau năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực (Bộ Giáo dục và đào tạo công bố ngày 05/08/2015). Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
– Sống yêu thương gồm: yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quê hương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa thế giới, nhân ái, khoan dung, yêu thiên nhiên.
– Sống tự chủ gồm: sống trung thực, tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
– Sống trách nhiêm gồm: tự nguyện, chấp hành kỷ luật, tuân thủ pháp luật, bảo vệ nội quy, pháp luật.
Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Tiểu học được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất qua các mặt chủ yếu: chăm hoc, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Thông tư này quy định vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, được lượng hóa bằng ba mức: “Tốt” (T), “Đạt” (Đ), “Cần cố gắng” (C).
Phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp sự giáo dục của gia đình – nhà trường – xã hội một cách hài hòa khéo léo. Để làm được điều đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, hết lòng vì học sinh. Giáo viên phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ; hiểu học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, tổ chức đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục phẩm chất cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Để tìm hiểu phẩm chất của học sinh lớp 1, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát về phẩm chất của học sinh lớp 1B (lớp tôi chủ nhiệm). Tôi nhận thấy đa số các em đều chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục; tự tin, mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến của mình trước lớp; chấp hành tốt nội qui trường, lớp; kính trọng người lớn tuổi, biết giúp đỡ mọi người, cởi mở thân thiện…. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh khi tôi gọi các em đứng lên tự giới thiệu về mình, các em ấp úng không nói được hoặc nói trống không, giao bài tập các em không làm hoặc làm rất chậm, mọi hoạt động của lớp các em ít tham gia và khi tham gia thì khả năng hợp tác rất kém …. Tuy số học sinh đó không nhiều nhưng nếu để các em ở tình trạng như vậy kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục hai mặt của lớp, của nhà trường.
Sau khi điều tra thực trạng, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ từ Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong nhà trường.
Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do nhà trường và Phòng Giao dục và Đào tạo huyện Như Thanh tổ chức; đặc biệt là học tập thông tư 22.
Đa số học sinh tiểu học ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra.
Phụ huynh ngày nay đã có những nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục phẩm chất cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời.
2.2.2. Khó khăn:
Do xã Phú Nhuận có địa bàn rộng nên việc gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh còn phần hạn chế.
Đa số học sinh không được thường xuyên ở với bố mẹ vì bố mẹ đi làm ăn xa, các em chủ yếu ở với ông bà hoặc nhà anh em…nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con cái mình.
Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nên các em nhanh quên lời dạy của cô giáo.
2.2.3. Kết quả của thực trạng:
Năm học ………., tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1B. Tôi đã tiến hành khảo sát về phẩm chất của tất cả học sinh trong lớp vào giữa học kì I.
Kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Mức độ đạt được ở các hành vi
Chăm học,
chăm làm Tự tin,
trách nhiệm Trung thực,
kỉ luật Đoàn kết,
yêu thương
T Đ C T Đ C T Đ C T Đ C
1B 33
em 8
em 17
em 8
em 11
em 17
em 5
em 14
em 15
em 4
em 21
em 8
em 4
em
Tỷ lệ % 24,2 51,6 24,2 33,3 51,5 15,2 42,4 45,5 12,1 63,7 24,2 12,1
Từ kết quả trên tôi đã tìm ra nguyên nhân sau:
Trong gia đình:
Một số gia đình các em có bố, mẹ quanh năm đi làm ăn ở Thái Lan, ở miền Nam,… Các em sống với ông bà hoặc sống với anh em bên nội (bên ngoại)… nên việc học hành, việc rèn nề nếp không được để ý, quan tâm, hay quên sách vở, đồ dùng học tập…
Có những gia đình chỉ coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em, quá nuông chiều trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất, đòi hỏi của các em… khiến các em ích kỉ, chỉ biết yêu bản thân, thờ ơ, vô tâm với những gì đang xảy ra xung quanh.
Nhiều gia đình còn trách phạt con nặng nề khi các em mắc lỗi khiến các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối, làm đối phó…
Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống như: Buôn bán gian lận, nói tục, gia đình bất hòa, bạo lực gia đình… Điều này làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của trẻ, một số trẻ khi đến trường thường gây gổ với bạn, lấy đồ của bạn, nói trống không…
Một số gia đình để cho các em xem điện thoại, ti vi, mạng internet một cách tùy tiện gây ra tình trạng các em thích chơi điện tử, bắt chước những hiện tượng tiêu cực, bạo lực, chán học, ngại học…
Trong nhà trường: Học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hành vi đạo đức chưa đúng của bạn bè hoặc của các anh chị lớp trên như: hiện tượng nói tục, nói trống không, các hành vi đạo đức sai lệch khác…
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như: một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của học sinh.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Hình ảnh của các thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường cũng tác động lớn đến việc giáo dục phẩm chất cho học sinh. Thầy giáo,cô giáo không chỉ là người dạy dỗ các em ở trường mà còn là “thần tượng” của các em. Học sinh lớp 1 nghe và làm theo lời cô giáo hơn là nghe lời phụ huynh. Những việc làm, hành động không tốt của cô có nhiều tác động đến việc hình thành phẩm chất của học sinh. Ngược lại, những hình ảnh đẹp của cô giáo sẽ có những tác động tích cực đến suy nghĩ của các em.
Vì thế tôi luôn tạo cho mình những thói quen tốt: trang phục đúng quy định, không dùng điện thoại khi lên lớp, không nói trống không với đồng nghiệp và học sinh; không cư xử “thiếu văn hóa” trong mọi mối quan hệ. Mặt khác khi đứng trước học sinh, tôi luôn xem mình như một người mẹ, người chị, người bạn của các em, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em, chia sẻ với các em những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần, kiềm chế sự nóng giận
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]