SKKN “Một số biện pháp giáo dục trẻ có ý thức tham gia bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3056 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1192 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Một số biện pháp giáo dục trẻ có ý thức tham gia bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với chủ đề
2.3.2 Tạo môi trường thân thiện cho trẻ tham gia hoạt động
2.3.3. Tạo cho trẻ có nề nếp thói quen tham gia bảo vệ môi trường
2.3.4. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động học và thông qua các hoạt động khác
2.3.5 Tuyên truyền, vận động và phối kết hợp với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước. Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động, thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ bởi từng ngày từng giờ trên thế giới có biết bao nhiêu cánh rừng bị hủy diệt, biết bao nhiêu loài vật bị tuyệt chủng, biết bao nhiêu ngôi làng bị sạt lở, bị xói mòn, biết bao nhiêu trận động đất, lũ lụt xảy ra, bao nhiêu bao nhiêu căn bệnh phát sinh là do một nguyên nhân đó chính là “Ô nhiễm môi trường”,tình trạng ô nhiễm môi trường làm mất mát và thiệt hại rất nhiều về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn.Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Bảo vệ môi trường chính là thông điệp khẩn cấp cho tất cả mọi người trên khắp toàn thế giới
Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt..
Ngày nay, ngoài sự giáo dục về kiến thức, đào tạo về nhân cách cho mỗi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ thơ, chúng ta cần phải giáo dục chúng ý thức bảo vệ môi trường khi còn nhỏ. Vì bảo vệ môi trường hiện đang là đề tài cho mọi người trên thế giới chứ không phải riêng mỗi một cá nhân ai, và đây là một công việc có tầm quan trọng, đã và đang chiếm phần lớn trong các việc phải làm trên toàn thế giới. Theo tôi, việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cũng không khó cho các bậc phụ huynh và những người đang đảm nhân nhiệm vụ giáo dục. Nhưng sự khởi đầu tốt nhất vẫn là việc những người làm cha làm mẹ, làm anh chị, làm thầy cô giáo phải là tấm gương sáng để cho trẻ noi theo.Và cũng vì lẽ đó mà chúng ta hãy bắt đầu dạy trẻ từ những việc nhỏ nhất như không vứt rác bừa bãi, khi ăn kẹo, bánh hay ăn một thứ gì xong cũng phải bỏ ngay vào thùng rác. Từ những việc đó mà chúng ta có thể mong thế giới này sẽ luôn xanh, sạch, đẹp khi những đứa trẻ đã được ta dạy dỗ bước vào đời.
Chính những việc làm tưởng chừng như đơn giản lại hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp trẻ hình thành tư duy, hình thành nhân cách, hiểu về mình, về bạn bè và môi trường sống. Trẻ biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé góp phần hình thành nhân cách tốt, phát triển toàn diện con người trẻ
Trước thực trạng về vấn đề môi trường hiện nay cũng như ý thức của nhiều người đối với môi trường còn phản cảm. Tôi rất mong thế hệ mầm non sẽ là những người thay đổi thế giới, thay đổi một cách tốt đẹp nhất về ý thức bảo vệ môi trường nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ có ý thức tham gia bảo vệ môi trường cho trẻ 4 -5 tuổi ” làm đề tài nghiên cứu của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra các biện pháp hay, sáng tạo giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh xanh sạch đẹp
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non Lam Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu lý luận về qui trình, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin:
Dùng phiếu điều tra, quan sát, đàm thoại tự nhiên, xử lý tình huống, để xác định thực trạng nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trường.
– Phương pháp thực nghiệm:
Sử dụng các biện pháp thực hành thực nghiệm để giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường
– Phương pháp thống kê, sử lý số liệu:
Sử dụng toán thống kê để tính tỷ lệ % đạt được trong quá trình khảo sát,( kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp)
- 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường sống và dần dần hình thành cho trẻ tình cảm thái độ, ý thức và hành vi tích cực đối với môi trường, trẻ biết yêu quý giữ gìn và bảo vệ môi trường, trẻ có một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môi trường sống ở gia đình, ở trường lớp và cộng đồng.
Chúng ta biết rằng kiểu tư duy ở trẻ mầm non đi từ trực quan hành động, trực quan hình tượng, tư duy sơ đồ và đến cuối độ tuổi mẫu giáo thì trẻ bắt đầu có những biểu hiện kiểu tư duy lô gíc. Do đó trẻ có khả năng quan sát, phân tích, so sánh phân loại các sự việc hoạt động gần gũi xung quanh theo các dấu hiệu như: Màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, chất liệu…..Hoạt động học tập của trẻ đang ở dạng sơ khai, những tri thức để trẻ lĩnh hội ở giai đoạn này là tri thức tiền khoa học được tiếp nhận trong cuộc sống hằng ngày ở mọi lúc mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động chia sẻ với bạn bè, người lớn, hoạt động lao động của trẻ đang ở dạng sơ đẳng như: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, cây cối, vệ sinh môi trường,… Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Như chúng ta đã biết, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến các vật thể, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống vật chất do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người trong quá trình sống và lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội cộng đồng nhận thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, giúp cho con người có những hiểu biết và có thái độ tích cực, có khả năng và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, có ý thức trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và có ý thức trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và là nền tảng để cải thiện môi trường có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Việc giáo dục trẻ mầm non là nền tảng của sự hình thành nhân cách. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, cơ thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng của môi trường. Ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm phát triển mãnh liệt đặc biệt là tính đồng cảm dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh. Do đó việc giáo dục hình thành những tình cảm, thái độ và kỹ năng của trẻ đối với cuộc sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh ở lứa tuổi này là hết sức dễ dàng. Nếu người lớn và các nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn này không quan tâm giáo dục trẻ là một điều sai lầm.
Các khả năng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hình thành kỹ năng về hành vi và thái độ của trẻ đối với môi trường và ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Đối với giáo dục mầm non, cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]