SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5
- Mã tài liệu: BM0126 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 389 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Tâm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Tâm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Xây dựng nề nếp lớp học
– Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực
– Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng
– Hoạt động giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lương giáo dục khác
Mô tả sản phẩm
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Vào đầu mỗi năm học, ở cùng một trường, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập, nề nếp, kết quả tham gia các phong trào của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác.
Một số gia đình thiếu sự quan tâm, các em lười học, gia đình dắt các em đi theo khi kinh tế gặp khó khăn phải di chuyển chỗ ở,.. đạo đức của một số em cá biệt chưa tốt là do gia đình phó thác cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, không quan tâm đến con em mình.
Với những lo toan ấy khiến tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5” nhằm giúp cho tôi tự tin hơn, vững vàng hơn khi làm công tác chủ nhiệm lớp 5/4 năm học …. Góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của trường Tiểu học … nói riêng và huyện Tân Trụ nói chung.
2. Mục đích đề tài:
– Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
– Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
– Nhận được những lời góp ý , nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
– Giáo viên chủ nhiệm với tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình giúp cho các em trở nên chăm ngoan, mạnh dạn, tự tin hơn. Học sinh biết tự học ở trường cũng như ở nhà, tích cực tham gia các hoạt động học tập (bạn năng khiếu giúp đỡ bạn chưa hoàn thành, học nhóm,…), giúp các em không những tiến bộ về học tâp mà có phẩm chất đạo đức tốt, biết quan tâm, lễ phép với mọi người, một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của các em để làm tốt công tác chủ nhiệm.
– Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa,… để các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
3. Lịch sử đề tài:
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi ở thực tế, sách vở và học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp. Trong năm học …, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5” để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình nhằm giúp bản thân đạt danh hiệu “ Giáo viên chủ nhiệm giỏi”.
4. Phạm vi đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi không đề ra hết tất cả các biện pháp, nội dung công tác chủ nhiệm mà chỉ hướng vào một số biện pháp như: Xây dựng nề nếp lớp học; “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”; Giáo dục đạo đức học sinh; phối hợp với các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5/4 trường Tiểu học ….
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:
* Thuận lợi:
– Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu về chuyên môn, cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.
– Được sự giúp đỡ của bạn đồng nghiệp về kinh nghiệm, cùng với sự nổ lực của bản thân, và sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
* Khó khăn:
– Phụ huynh học sinh: Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ vì quá bận rộn với công việc để kiếm tiền sinh sống không có điều kiện chăm sóc con. Có những gia đình cha mẹ bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái. Cha mẹ không hòa thuận làm cho các em cảm thấy bị thiếu thốn tình yêu thương, dễ nghe lời rủ rê của những người tiêu cực. Bên cạnh đó có một số phụ huynh quá nuông chiều con mình, con muốn gì được việc ấy, không biết việc đó như thế nào miễn con vui là được. Chính sự thiếu quan tâm giáo dục của phụ huynh mà đạo đức của các em bị giảm sút.
– Học sinh: Một vài học sinh chưa hòa mình với các bạn, các em ít tham gia hoạt động Đội và sinh hoạt tập thể nên cũng ảnh hưởng đến nền nếp trong lớp.
– Giáo viên: Còn một vài trường hợp giáo viên chưa hiểu hết tâm lí học sinh nhất là khi có trường hợp các em lười học, học sinh cá biệt.
– Đôi khi sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, có lúc giáo viên chưa uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc về hành vi của các em.
Vào đầu năm học …, lớp tôi có tổng số 35 học sinh. Trong đó có 2 em học sinh cá biệt, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học,.. sau khi nắm bắt tình hình thực tế và qua thông tin của giáo viên chủ nhiệm năm học trước, tôi nhận thấy phần lớn học sinh ngoan, chăm học, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè, vài học sinh khác còn hạn chế một số mặt. Qua hai tuần làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đánh giá kết quả rèn luyện của các em như sau:
Tự phục vụ tự quản: Các em biết tự chăm sóc tốt bản thân, chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập, hoàn thành công việc được giao, đúng thời gian. Bên cạnh đó còn vài em chưa hoàn thành nhiệm vụ này.
Hợp tác với bạn: Một số em có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ bạn, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao đúng hẹn. Tuy nhiên có vài em cá biệt không hợp tác.
Phong trào thi đua: Chăm học chăm làm,..đa số các em tự giác tham gia các công việc ở lớp, ở trường,…hoàn thành công việc được giao; sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nhưng có vài em vẫn không thực hiện những công việc được giao
Ở lớp chủ nhiệm, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ,…Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống giáo dục đạo đức, để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
2. Nội dung cần giải quyết:
Từ thực trạng trên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm tôi tập trung vào thực hiện các vấn đề sau:
2.1. Xây dựng nề nếp lớp học.
2.2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.3. Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng.
2.4. Phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Những vấn đề chung:
+ Bản thân:
Công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ rất quan trọng và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thách thức. Để làm tốt công tác này, trước tiên phải chấp hành tốt chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới và các nội dung chỉ đạo của ngành, địa phương liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp, làm đủ các loại hồ sơ theo quy định, nghiên cứu và nắm vững các tình huống ứng xử sư phạm.
+ Đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh:
. Đối với Ban giám hiêu và đồng nghiệp: Giáo viên chủ nhiệm chấp hành tốt kế hoạch, có trách nhiệm truyền đạt tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của mình.
. Đối với phụ huynh và học sinh: Quan hệ tốt với phụ huynh trong và ngoài nhà trường. Phải gần gũi, thương yêu, thân thiện để các em cảm nhận cô giáo như mẹ hiền, tuyệt đối không để xảy ra bạo lực học đường, giúp các em có sụ tiến bộ về mọi mặt.
1. Biện pháp cụ thể:
– Xây dựng nề nếp lớp học.
– Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
– Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng.
– Phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh.
2.1. Xây dựng nề nếp lớp học:
a) Nắm thông tin về học sinh.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..
2. Là con thứ……trong gia đình.
3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)……………………………………..
4. Kết quả học tập năm lớp 4……………………
5. Môn học yêu thích:……………………………………………………………………….
6. Môn học cảm thấy khó:…………………………………………………………………
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)……………………………………………………..
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:…………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
9. Sở thích:……………………………………………………………………………………..
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà……….ấp……………………………………………..
Số điện thoại của gia đình:………………………………………………………..
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình. Điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
* Kết quả rèn luyện của học sinh đầu năm học …:
Giai đoạn Tổng số học sinh KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Tự phục vụ tự quản, hợp tác với bạn Tự học, giải quyết vấn đề Chăm học, chăm làm Tự tin, trung thực, đoàn kết
Mức đạt được Mức đạt được Mức đạt được Mức đạt được
Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt
ĐẦU NĂM
35
30
3
2 29
3
3
30
4
1
30
2
3
Qua điều tra, tôi nhận thấy học sinh của lớp là một tập thể thiếu niên, nhi đồng sôi nổi, hiếu động, có nhiều mặt tốt cần phát huy nhưng cũng không hiếm mặt hạn chế cần được khắc phục, nhất là tình trạng một số học sinh chưa đạt về một số mặt như tụ phục vụ tự quản; hợp tác; chăm học chăm làm; tự giải quyết vấn đề trong hoc tập; lao động.
b) Tổ chức bầu cán bộ lớp (Hội đồng tự quản):
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban tự quản lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Ban tự quản của lớp. Tiến trình bầu chọn được diễn ra như sau:
– Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của từng người.
– Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
– Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu. Công bố kết quả.
– 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình.
Khi các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ” của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào. c) Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Sau khi đã bầu chọn được Ban tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng (Chủ tịch hội đồng tự quản):
– Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
– Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
– Giữ trật tự lớp khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp, chuyển tiết học, và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
– Đề nghị với giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập (Phó chủ tịch hội đồng tự quản):
– Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành học bài, làm bài.
– Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
– Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học.
– Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
– Phân công, theo dõi kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả đèn, quạt, cửa trước khi ra về.
– Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc cây trồng trong bồn hoa của lớp.
– Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
– Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra lớp trưởng và hai lớp phó phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, các em báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
2.2. Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”.
Đây là phong trào thi đua nhằm phát triển toàn diện các mối quan hệ cách ứng xử, kĩ năng sống,… của các em học sinh trong nhà trường rất quan trọng.
Xây dựng văn hóa học đường sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần củng cố giá trị đạo đức cho học sinh và hoàn thành chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn ….
Mục tiêu xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Giúp cho học sinh biết được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa học dường; biết cách tổ chức và giáo dục thực hành kĩ năng sống.
( Phụ huynh cùng học sinh trong tiết đọc thư viện)
Phát huy truyền thống nhà trường để đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa học đường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần củng cố vững chắc phong trào thi đua “ trường học thân thiện- học sinh tích cực” và xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Muốn xây dựng phong trào “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “ xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:
a)Trang trí lớp học xanh – sạch – đẹp.
Phía trước các lớp học, giáo viên cùng với học sinh trồng cây cảnh, trên vách tường có dây trầu bà, phía ngoài hành lang của lớp treo một số chậu nhỏ trồng dây trầu bà, dây đôla, hoa lan… Các loại cây trồng được các em chăm sóc hàng ngày. Lớp học chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên sẽ làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập của học sinh.
Tôi yêu cầu các em làm vệ sinh lớp học sạch sẽ hàng ngày trước giờ học, sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng. Góc y tế, góc thư viện, đồ dùng học tập phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Tôi phân công hội đồng tự quản phụ trách kiểm tra việc thực hiện của các tổ. Ngoài ra, tôi khuyến khích hướng dẫn các em trang trí những hình ảnh thân thiện với lứa tuổi, phù hợp và mang tính giáo dục cao. – Trồng cây trong lớp bằng cách: Trồng cây trầu bà vào lọ hoa, đổ nước vào rồi treo của sổ. Cây trầu bà có thể sống bằng nước và rất ưa rợp mát, lại không có lá úa rụng nhiều nên rất sạch. Chỉ cần thay nước thường xuyên sạch sẽ cây sẽ sống và rất tốt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]