SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả
- Mã tài liệu: BM0084 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1205 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Giáo viên cần phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chứ không đơn thuần là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học truyền thống thầy giảng bài – trò lắng nghe và ghi chép
– Giáo viên biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học để làm cho các hoạt động học tập của học sinh được da dạng, phong phú lôi cuốn mọi học sinh tích cực tham gia
– Giáo viên phải thật sự kiên trì khi hướng dẫn học sinh học theo nhóm, trong thời gian đầu năm học
– Thường xuyên động viên khích lệ những học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn khi giao tiếp
– Sắp xếp thời gian cho phù hợp để bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập ngày một tốt hơn
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần đổi mới về các phương pháp và các hình thức tổ chức lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc lựa chọn các phương pháp dạy học thế nào để giúp các em chủ động, tích cực, tự lĩnh hội được các tri thức, tiếp cận bài học một cách dễ dàng và có hiệu quả, đạt chất lượng cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đề cao vai trò của sự hợp tác và hoạt động tập thể , đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể đó là dạy học theo nhóm. Học sinh được rèn rất nhiều kỹ năng quan trọng và thiết thực như: lắng nghe, thu thập và xử lí thông tin, trình bày vấn đề, điều khiển, tranh luận, hòa nhập và hợp tác.
Tôi nhận thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi đang dạy lớp 4 và đã áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, tôi thấy học sinh đã chủ động, tích cực hơn trong học tập, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này nhằm vận dụng có hiệu quả cách học sinh tự học theo nhóm. Trong đó lớp học được chia thành những nhóm nhỏ để bàn bạc, trao đổi, thảo luận về một vấn đề trong học tập, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ và đưa ra thành ý kiến chung của nhóm về vấn đề đó. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ, để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trong quá trình học tập và trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày. Học sinh có thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mỗi học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2018-2019 tôi được đảm nhiệm giảng dạy lớp 4A, nên đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp lý thuyết:
Tổng hợp từ sách giáo khoa, tài liệu tập huấn chuyên đề về các phương pháp và các kỹ thuật dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.
b. Phương pháp thực tiễn:
– Phương pháp hội thảo, tập huấn chuyên đề.
– Phương pháp trải nghiệm thực tế giảng dạy.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp thực hành.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp tìm tòi, trao đổi kinh nghiệm.
– Phương pháp tổng kết sư phạm.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp hoạt động nhóm có hiệu quả của học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Để tiến hành dạy học theo nhóm đạt được hiệu quả, người giáo viên phải nắm được những bước cơ bản trong cách thức, quy trình thực hiện, chú trọng sự đan xen giữa các thành viên tích cực và thụ động trong một nhóm, dự kiến các tình huống có thể nảy sinh. Nhiệm vụ thảo luận đảm bảo rõ ràng, hấp dẫn. Quan tâm đến việc giúp đỡ, hướng dẫn khi các nhóm gặp khó khăn, tạo ra không khí thi đua giữa các nhóm để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, và tăng tính khách quan khoa học.
Dạy học hợp tác theo nhóm các cá nhân trong nhóm được chia sẻ băn khoăn, suy nghĩ của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động nhóm, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ hơn trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm các bạn về nội dung của môn học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, lớp học được chia thành các nhóm, (có thể từ hai đến sáu học sinh, theo tổ, theo dãy, theo bàn). Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập như tiết dạy về kiến thức mới, tiết luyện tập, tiết thực hành, tiết ôn tập. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định (nhóm cùng trình độ, nhóm có đủ các trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm theo sở trường…)Trong cả tiết học hoặc thay đổi từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ (công việc) hoặc những nhiệm vụ khác nhau (cùng làm một bài tập hoặc mỗi nhóm làm một phần của bài tập). Trong nhóm có thể phân công mỗi học sinh thực hiện một phần việc. Mọi cá nhân trong nhóm đều phải làm việc, các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau, tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Kết quả làm việc của mỗi nhóm được đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của các nhóm.
Mỗi nhóm cần bầu chọn một trong những thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng để điều khiển quá trình hoạt động thảo luận của nhóm. Và cần chọn một người thư ký để ghi biên bản, ghi lại những kết quả chung của nhóm đã thảo luận và thống nhất để trình bày trước lớp. Học sinh cần được luân phiên nhau làm “nhóm trưởng” và “thư ký”.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Đầu năm học 2018-2019 tôi trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thì nhận thấy học sinh chưa nhận thức được ý thức tự học, chưa chủ động, tích cực trong học tập, việc tiếp thu bài còn thụ động, Học sinh chưa mạnh dạn nói lên ý kiến của mình qua các hoạt động học tập. Tôi rất băn khoăn và đã tìm ra một số nguyên nhân:
a. Về phía giáo viên:
– Giáo viên chỉ áp dụng đơn phương một phương pháp dạy học truyền thống, thầy giảng bài là chính, dẫn đến học sinh thụ động trong việc tiếp thu bài học.
– Dạy học theo nhóm mất nhiều thời gian của tiết dạy vì phải đi đến từng nhóm lắng nghe hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.
b. Về phía học sinh:
– Các em đang quen với cách học nhìn lên bảng nghe thầy, cô giáo giảng bài, các em chưa có ý thức tự chủ, độc lập khi nhìn vào sách, hoặc phiếu bài tập khi cô giáo giao cho, các em thấy rất lúng túng.
– Học sinh chưa biết điều khiển các hoạt động học tập trong nhóm.
– Phần lớn học sinh trong lớp chưa mạnh dạn khi giao tiếp vẫn còn rụt rè, e ngại, nói ra sợ không đúng nên còn ỷ lại cho những em học tốt làm việc hết.
Qua điều tra khảo sát đầu năm học 2018- 2019 tôi có số liệu sau:
Thời gian
Lớp Sĩ số
HS HS chủ động, tích cực, tự tin trong học tập HS còn thụ động, chưa tích cực trong học tập HS biết điều khiển hoạt động nhóm HS chưa biết điều khiển hoạt động nhóm
Đầu năm học
4A
30
8
22
5
25
Để học sinh tiếp nhận được thông tin một cách chủ động, tự tin, tự điều khiển quá trình học tập, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ của mình, phản ánh, tổng hợp, thảo luận, trình bày, làm việc hợp tác với các bạn là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian công sức khi tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập cho học sinh nhằm phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập, đó cũng là mục đích chính của đề tài này.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giáo viên cần phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chứ không đơn thuần là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học truyền thống thầy giảng bài – trò lắng nghe và ghi chép. Cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cho phù hợp với học sinh của mình thì tiết dạy mới đạt hiệu quả cao.
Giáo viên biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học để làm cho các hoạt động học tập của học sinh được da dạng, phong phú lôi cuốn mọi học sinh tích cực tham gia, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài, khuyến khích học sinh nêu ý kiến cá nhân, nêu câu hỏi thắc mắc về vấn đề đang học, khuyến khích học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời cho bạn.
Giáo viên phải thật sự kiên trì khi hướng dẫn học sinh học theo nhóm, trong thời gian đầu năm học, trong khoảng bốn tuần đầu là học sinh biết được kỹ năng học tập theo nhóm.
Tổng số học sinh của lớp 4A là 30 em, tôi chia thành 6 nhóm (có ba nhóm mỗi nhóm 4 em, và ba nhóm mỗi nhóm 6 em). Mỗi nhóm được xếp bàn ngồi quay mặt vào nhau để cùng trao đổi thảo luận. Có lúc tôi phân nhóm các em có cùng trình độ ngồi một nhóm để có thời gian bồi dưỡng học sinh học tốt và đồng thời giúp đỡ học sinh còn chậm. Nhưng phần lớn là tôi chia nhóm có đủ các trình độ vào một nhóm để các em được học tập lẫn nhau. Mỗi nhóm sẽ bầu ra một nhóm trưởng (mạnh dạn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]