SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng văn tả cảnh lớp 5

Giá:
50.000 đ
Môn: Tiếng Việt
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 1547
Lượt tải: 12
Số trang: 20
Tác giả: Phạm Thị Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 20
Tác giả: Phạm Thị Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng văn tả cảnh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau: 

2.3.1. Tìm hiểu và phát hiện lỗi một số bài văn miêu tả của học sinh.
2.3.2. Tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục của những lỗi sai và hạn chế của học sinh khi viết văn tả cảnh.
2.3.2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh.
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả.
2.3.2.3. Giúp học sinh tích lũy vốn từ dùng cho tả cảnh, làm giàu trí tưởng tượng của các em khi tả.
2.3.2.4. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn.
2.3.2.5. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài Tập làm văn.

Mô tả sản phẩm

1. MỞ ĐẦU.

 

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tập làm văn là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình … đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.

Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương, các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Trong một tiết học thời gian có 35 phút  mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh đạt điểm tốt hoặc đạt để tiết dạy thành công. Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn Tập làm văn chưa cao.

Lúc này đây các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn văn học. Chính vì những lý do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng văn tả cảnh lớp 5” ở lớp 5B trường Tiểu học Yên Trung

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Nghiên cứu đề tài, tôi chỉ nhằm mục đích góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học Yên Trung nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài  thành công sẽ đồng thời là chất lượng học tập của các em được nâng lên.

Chỉ tiêu: Cuối năm học, 100% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên.  

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Yên Trung: Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ và đối tượng.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

– Phương pháp thực nghiệm.

– Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê.

– Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

 

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM.

 

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Nội dung  kiến thức và kĩ năng trong chương trình Tập làm văn được trang bị cho học sinh lớp 5 cả năm học gồm 62 tiết được thực hiện trong 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập giữa kì và cuối kì). Trong đó thể loại văn miêu tả chiếm 46 tiết, các loại văn bản khác 16 tiết. Các kiến thức làm văn trang bị cho học sinh lớp 5 cũng thông qua các bài luyện tập thực hành nhằm giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả, có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng các kĩ năng làm văn như: kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp; kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp; kĩ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp và kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp được thông qua các biện pháp dạy học như: hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm lại văn và hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành. Với việc hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Tập làm văn và các hình thức tổ chức giờ dạy tích cực hướng vào học sinh. Riêng việc hướng dẫn học sinh thực hành giáo viên thường gặp những khó khăn như: học sinh chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài, hạn chế về vốn sống thực tế nên chưa có cơ sở tạo lập một số văn bản cụ thể.

Trong bài “chữ nghĩa trong văn miêu tả” nhà văn Phạm Hổ đã viết “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng,… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát” (SGK TV5 Tập 1/T160). Quan sát để tìm ra được những chi tiết nổi bật của mỗi cảnh vật, con người thì mới có cái “xương sống” của một bài văn miêu tả. Từ cái sườn ấy, khi miêu tả thường ta phải so sánh, nhân hóa bằng các biện pháp tu từ để có một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.

2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.2.1. Thực trạng của dạy học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng văn tả cảnh lớp 5.

2.2.1.1. Đối với giáo viên.

Qua thực tế dạy học ở Trường Tiểu họcYên Trung  tôi nhận thấy rằng: Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tập làm văn lớp 4 – 5 với các kiểu bài như: Trao đổi ý kiến; kể chuyện; miêu tả; … Trong đó khó nhất đối với học sinh là miêu tả. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng trong chương trình Tập làm văn lớp 5 – khi làm văn tả cảnh, thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, què quặt, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt rối rắm, thiếu cảm xúc. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả, khô cứng. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh.

Chính vì sự bất cập đó, tôi đã quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức cho học sinh đề tài trên nhằm nâng cao chất lượng chỉ tiêu của lớp mà trường đã đề ra. 

2.2.1.2. Đối với học sinh.

  – Học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh: Học sinh không có hứng thú viết văn miêu tả.

. Học sinh chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả:Khi viết văn học sinh miêu tả hời hợt, chung chung, không nổi bật được cảnh đang tả.

Học sinh chưa tích lũy được vốn từ dùng cho tả cảnh, chưa có trí tưởng tượng  khi tả.: Bài văn học sinh hay mượn ý của người khác, các em thường hay sao chép những bài văn mẫu thành bài văn của mình hoặc chỉ viết theo dàn ý mà giáo viên đã hướng dẫn lập. Vốn sống, vốn kiến thức của các em còn hạn chế.

Học sinh chưa có phương pháp  xây dựng bố cục bài văn: Học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, việc tiếp thu kiến thức đến vận dụng kiến thức chưa chủ động và linh hoạt.

Trong tiết trả bài, giáo viên thường hay bỏ qua hoặc dạy sơ sài, không sửa lỗi cho học sinh.

2.2.2. Kết quả của thực trạng.

Lớp 5B có 32 học sinh. Đa số các em đều sinh năm 2006 (đúng độ tuổi đi học). Đây là kết quả khảo sát đầu năm trên thực tế khi nhận lớp (về phân  môn Tập làm văn).

Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
0 0 3 9,4 18 56,2 11 34,4

Kết quả đó cho thấy: Số lượng học sinh chưa đạt yêu cầu còn rất cao, số lượng học sinh đạt điểm 9 – 10 không có; đạt điểm 7 – 8 còn thấp. Đa số mức độ nhận thức của các em mới chỉ nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học. Học sinh biết sắp xếp lại kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống còn ít. Thực tế giảng dạy đầu năm tôi nhận thấy các giờ Tập làm văn, học sinh học rất trầm, không khí lớp học rất nặng nề, một số học sinh tỏ vẻ căng thẳng, sợ sệt khi phải học Tập làm văn. Phải làm thế nào để thay đổi được ý thức học tập của các em thì mới nâng cao được chất lượng dạy học.

Với những suy nghĩ đó, tôi đã nghiên cứu và tổ chức: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng văn tả cảnh lớp 5” ở lớp 5B trường Tiểu học Yên Trung và nhận thấy việc làm đó là vô cùng cần thiết.

2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT BÀI VĂN TẢ CẢNH LỚP 5.

2.3.1. Tìm hiểu và phát hiện lỗi một số bài văn miêu tả của học sinh.

Chấm, chữa và nhận xét một số bài văn miêu tả của học sinh chúng ta thấy các em thường mắc khá nhiều lỗi như: lỗi về chính tả, lỗi về dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi đi lạc đề,…

Ví dụ: 

Câu không đủ thành phần: Trên cánh đồng làng, chạy dọc theo con đường.

Câu thừa thành phần, lặp lại thành phần một cách không cần thiết: Cánh đồng đối với quê em là một cảnh đẹp của quê em.

Lỗi sử dụng sai dấu câu: Dòng sông quê em. Vào mùa hè nước trong xanh, rất mát.

Lỗi các câu trong bài văn mâu thuẫn nhau về nghĩa: Từ nhà em đến trường không xa. Nhưng đó là cả một con đường xa đầy thơ mộng.

Lỗi lặp một từ quá nhiều lần trong câu: Những chiếc lá dập dờn trên mặt nước dập dờn trông như những con thuyền đang dập dờn trên sóng.

Lỗi do dùng thừa từ phụ như quan hệ từ: Ánh nắng của mặt trời của buổi sớm nhảy nhót trên những lá bàng non.

Như vậy, chúng ta thấy khi làm bài tập làm văn, học sinh Tiểu học thường mắc rất nhiều lỗi. Đọc bài văn của các em, chúng ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, bài văn như một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tường cần miêu tả, đôi khi còn bịa đặt không có căn cứ.

Vì là học sinh lớp 5 nên cách làm bài văn của các em đã ít nhiều mang phong cách nghệ thuật. Có nghĩa là các em đã phải biết sử dụng ngôn ngữ có hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật tu từ: Như so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, … song nhiều chi tiết thiếu tính chân thực, ngôn từ chưa được gọt giũa, hình ảnh so sánh khập khiểng, dùng từ vụng về…

Qua các lỗi học sinh hay mắc trong bài văn miêu tả đã nêu ở trên. Tôi đã bổ sung thêm các kiến thức thông qua các tiết Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu…để các em có ngôn từ phong phú. Từ đó các em viết được bài văn có hình ảnh gợi tả hơn.

2.3.2. Tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục của những lỗi sai và hạn chế của học sinh khi viết văn tả cảnh.

Để khắc phục những lỗi sai và hạn chế của học sinh. Tôi thu thập các bài văn tả cảnh để tìm hiểu và nhận thấy rằng các em thường mắc những lỗi sau:

– Các em chưa hiểu rõ đặc điểm của văn tả cảnh, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn tả cảnh và các kiểu bài văn khác.

– Khả năng quan sát của các em và sự lựa chọn chi tiết để quan sát và miêu tả thiếu tinh tế.

– Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn, hạn hẹp nên không lựa chọn được từ có hình ảnh thích hợp để sử dụng.

– Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn; kĩ năng diễn đạt còn rất hạn chế. Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, xây dựng bố cục thiếu rõ ràng, không khoa học.

– Không có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn; khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế, cảm xúc không tự nhiên, tình cảm gượng ép và khô cứng.

– Trong tiết trả bài, học sinh chưa được chữa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ.

Nhằm khắc phục tình trạng trên và để giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh đạt những yêu cầu như vừa mang tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật và mỗi bài văn là một sản phẩm sáng tạo của mỗi học sinh thì tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:

2.3.2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh.

Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em: một cơn mưa, một ngày nắng đẹp, một đêm trăng đẹp, một dòng sông, một cánh đồng, một góc làng hay một cảnh trên quê hương để lại cho em nhiều ấn tượng nhất … Bài văn tả cảnh là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn tả cảnh là thứ ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ đã được gọt giũa một cách công phu. Tả là mô phỏng, là vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa đối tượng có hình ảnh … chứ không thể là liệt kê các chi tiết.

Văn tả cảnh mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù tả bất kì đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn tả cảnh không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự quan sát, nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức tinh tế và phong phú. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy -gô thấy nó như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một chiếc liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga -ga – rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Hay khi tả trăng nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên trong sáng: Trăng hồng như quả chín/ Lơ lửng mà không rơi… hay Trăng tròn như quả bóng/ Bạn nào đá lên trời.

Còn đối với nhà văn Nam Cao thì vành trăng và ánh sao lại được nhìn nhận, được cảm nhận theo một cách hoàn toàn khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng đầy sao, là cái đĩa bạc trên cái thảm nhung da trời. Trăng tỏa rộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”.

Như vậy, để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối; bệnh công thức sáo rỗng.

Mỗi cảnh đều nằm trong một khung không gian và thời gian, đã là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Các em cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc biệt cần tập trung tả nét tiêu biểu của cảnh, làm cho nó khác với cảnh khác. Khi tả cảnh các em có thể lồng tả người, tả vật trong cảnh để cho bài văn thêm sinh động.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh khi học về hình học trong môn Toán 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm
5
Toán
4.5/5

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)