SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo Âm nhạc ở Lớp 4, Lớp 5
- Mã tài liệu: BM4005 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4, 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 352 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | NaN-NaN |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | NaN-NaN |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo Âm nhạc ở Lớp 4, Lớp 5” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị cho việc dạy và học quy trình vẽ theo âm nhạc.
2. Biện pháp thứ hai: Lựa chọn chủ đề phù hợp để áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc .
3. Biện pháp thứ ba: Gây hứng thú với học sinh về vẽ theo âm nhạc ngay từ phần giới thiệu bài.
4. Biện pháp thứ tư: Nắm chắc quy trình vẽ theo âm nhạc và vận dụng một cách linh hoạt.
5. Biện pháp thứ năm: Vận dụng dạy tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học (SAEPS). Sau 5 năm thử nghiệm và thí điểm thành công tại các trường Tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước. Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy -học Mĩ thuật cấp Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
Từ năm học ……….., Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy- học Mĩ thuật (DHMT) mới, vận dụng những quy trình DHMT của SAEPS ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc. DHMT mới trong nhà trường giúp HS có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hình, về màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS học cách sáng tạo, biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp và đánh giá được sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật để từ đó giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Để giúp HS phát triển toàn diện thì dạy học Mĩ thuật không thể thiếu được trong Nhà trường Tiểu học. Chương trình Mĩ thuật DHMT mới ở Tiểu học gồm các chủ đề được áp dụng với các quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện; Vẽ biểu cảm; Vẽ theo âm nhạc; Xây dựng cốt truyện; Tạo hình 3 chiều – Tiếp cận theo chủ đề; Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian; Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Quy trình nào cũng có tầm quan trọng riêng trong đó được rất nhiều giáo viên chú trọng tới nhất là quy trình Vẽ theo âm nhạc.
Qua trao đổi với các đồng nghiệp trong quận và các quận, huyện lân cận khác, tôi thấy nhiều người cho rằng việc áp dụng âm nhạc vào dạy học mĩ thuật là rất khó, phải vất vả tìm những bài nhạc phù hợp. Xuất phát từ lòng yêu nghề và mong muốn có nhiều giáo viên chuyên tâm tới phương thức này hơn, giúp các em học tốt hơn nên ngay từ đầu năm học ………..này tôi đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5” nhằm đem lại sự hứng thú cho các em trong các tiết học vẽ theo âm nhạc và tạo ra được nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng.
2 Mục đích nghiên cứu.
– Áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc vào các chủ đề nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Mĩ thuật. Giúp học sinh phát huy được năng lực sáng tạo trong quá trình thực hành cá nhân và hợp tác nhóm, rèn luyện cho các em yêu thích các hoạt động Mĩ thuật nhằm định hướng cho các em cách nhìn nhận đúng đắn về cái đẹp và biết cách làm đẹp cho bản thân, cho mọi người, cho cuộc sống…
– Xây dựng kế hoạch, nội dung và phương pháp tổ chức các quy trình dạy học phong phú, hấp dẫn, thu hút nhiều học sinh hưởng ứng.
– Nghiên cứu đề tài này giúp tôi rèn luyện bản thân, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm đến các đồng nghiệp cùng tham khảo, nhằm mang lại hiệu quả trong phương pháp dạy Mĩ thuật
3. Thời gian nghiên cứu.
Để có biện pháp, phương pháp dạy học tốt hơn, tôi đã nghiên cứu trong 2 năm học ………..; ………...
4. Đối tượng nghiên cứu.
– Học sinh lớp 4, lớp 5.
– Đề tài được nghiên cứu và thực hiện khảo sát ở học sinh lớp 4 và lớp 5.
5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng.
- Áp dụng một cách đúng đắn về phương pháp dạy học mới.
- Nghiên cứu để hiểu sâu hơn nữa phương pháp dạy học mới của môn Mĩ thuật.
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học mới trong môn Mĩ thuật nói chung và quy trình vẽ theo âm nhạc của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học nói riêng.
- Tìm hiểu để phục vụ cho công tác giảng dạy và cho chính bản thân.
- Vận dụng để dạy tốt quy trình vẽ theo âm nhạc của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học.
– Khảo sát tìm hiểu tài liệu (Sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan đến quy trình vẽ theo âm nhạc.
– Khảo sát thực tế: Thực tế bài vẽ của học sinh thông qua các số liệu điều tra tổng hợp.
– Phân tích tổng hợp: Qua khảo sát, tìm hiểu tài liệu và kết quả điều tra học sinh.
– Tổng hợp và rút ra bài học kinh nghiệm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy học sinh với những biện pháp đề xuất và kinh nghiệm của bản thân so với kết quả điều tra trước đây để thấy được những kết quả tốt hơn.
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
– Thông qua phương thức dạy học này tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận về một hình thức biểu đạt của nghệ thuật hiện đại – Mĩ thuật trừu tượng. Qua tác động của giai điệu âm nhạc với các giác quan, vận động của cơ thể, kích thích cảm hứng sáng tạo mĩ thuật theo tiết tấu nhịp điệu âm thanh. Tạo cơ hội giúp HS cảm nhận về mối quan hệ giữa giai điệu âm nhạc với hoạt động biểu đạt ngôn ngữ mĩ thuật phi hình thể. Từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực thưởng thức mĩ thuật, cảm nhận cá nhân và trao đổi nhóm về bức tranh “Vẽ theo nhạc” và sự phối hợp với mĩ thuật ứng dụng trong đời sống. Rèn luyện trí tưởng tượng và khả năng thẩm mĩ, lựa chọn hình vẽ trừu tượng, sử dụng cho hình thức mĩ thuật mới (trang trí ứng dụng). Phát huy khả năng thực hành, áp dụng sáng tạo hình vẽ trừu tượng vào trang trí ứng dụng trong cuộc sống. Mang lại yếu tố thẩm mĩ cá nhân của học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi và khó khăn:
1.1 Thuận lợi:
– Trường có đủ giáo viên dạy môn Mĩ thuật cho tất cả các khối, lớp.
– Nhà trường, Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện để việc dạy và học môn Mĩ thuật đạt hiệu quả cao nhất.
– GV Mĩ thuật đã được tham dự các lớp tập huấn phương pháp mới.
– Nội dung chương trình day- học đã đổi mới và phù hợp với sự phát triển của đất nước và xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2 Khó khăn:
– Là năm đầu tiên áp dụng phương pháp mới trong dạy học nên cả thầy và trò còn nhiều bỡ ngỡ.
– Đồ dùng dạy học trực quan, tài liệu tham khảo còn thiếu.
– Phòng học chức năng chưa có.
– Sĩ số HS của lớp đông.
2. Thống kê kế hoạch dạy – học áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5:
Trong chương trình lớp 4, lớp 5, môn Mĩ thuật gồm các chủ đề được áp dụng các quy trình DHMT mới, trong đó quy trình vẽ theo âm nhạc là nột quy trình yêu cầu đòi hỏi người giáo viên cần lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với đối tượng học sinh cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường. Với đối tượng học sinh của trường, để đảm bảo cho các em được học đủ các quy trình, tôi lựa chọn quy trình vẽ theo âm nhạc. Cụ thể có những chủ đề sau:
* Lớp 4
– Chủ đề 1 : Những mảng màu thú vị.
– Chủ đề 2 : Chúng em với thế giới động vật.
– Chủ đề 6 : Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
– Chủ đề 7 : Vũ điệu của màu sắc.
– Chủ đề 9 : Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật.
– Chủ đề 10 : Tĩnh vật.
* Lớp 5
– Chủ đề 3 : Âm nhạc và màu sắc.
– Chủ đề 4 : Sáng tạo cùng những chiếc lá.
– Chủ đề 10 : Cuộc sống quanh em.
3. Thực trạng của học sinh lớp 4, lớp 5 khi học quy trình vẽ theo âm nhạc:
Là giáo viên chuyên giảng dạy môn Mĩ thuật nhiều năm tôi có rất nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt kiến thức của học sinh ở từng khối, từng lớp từ đó tạo điều kiện cho các em học tốt hơn. Năm học ………..tôi được phân công giảng dạy khối 1, 2, 3, 4, 5 ngay từ đầu năm tôi đã kiểm tra khả năng vẽ theo nhạc của các em qua Chủ đề 1: “Những mảng màu thú vị” ở lớp 4, và chủ đề 3 “Âm nhạc và màu sắc” ở lớp 5 tôi thu được kết quả như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]