SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 8 học tốt phân môn vẽ tranh
- Mã tài liệu: BM8080 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 685 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 8 học tốt phân môn vẽ tranh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp giải quyết
a. Về nội dung đề tài
– Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tìm chọn cho mình nội dung của đề tài tôi thường cho các em thành lập đôi bạn học tập để bổ sung nội dung và bố cục cho nhau.
– Trong quá trình lên lớp, phần dặn dò về nhà, tôi thường yêu cầu học sinh ghi hẳn nội dung chuẩn bị ở nhà vào trong tập Mĩ thuật để các em không bị quên.
– Đối với bài vẽ tranh phong cảnh tôi thường nhắc cho các em nghe lại những bài thơ đã học ở tiểu học hoặc ở trung học cơ sở nói về cảnh đẹp đất nước để các em có thể lấy ý tưởng từ những bài thơ
b. Về bố cục
– Trong mỗi giờ học tôi thường nhắc cho học sinh những tiêu chuẩn về bố cục và những điểm cần tránh trong xây dựng bố cục
c. Về vẽ hình
– Về kĩ năng vẽ người và cây các loại, trong phần kiểm tra bài cũ mỗi tiết tôi thường cho học sinh lên vẽ hình người khi thì với tư thế khom cuốc đất, khi thì chạy nhảy, khi thì kéo, khi thì đẩy, khi thì vẽ cây với vòm lá tròn khi thì với vòm lá nhọn, khi thì vẽ cây khuất sau mái nhà, khi thì vẽ người khuất sau góc cây, người khuất sau miệng giếng
d. Về màu sắc
– Tôi thường nhắc nhở cho học sinh nhớ về màu nhị hợp, chúng thường do hai màu nào tạo thành để có thể chọn màu vẽ theo gam mà em thích.
Mô tả sản phẩm
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đặt vấn đề
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta một lần nữa khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nhà trường ngày nay, ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kĩ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nước.
Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học Mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc, và môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mĩ.
Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều góc độ khác mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học Mĩ thuật.
Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo, sự tìm tòi,…đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lý.
Để khơi dậy cho học sinh khả năng tư duy trong giờ học vẽ tranh đề tài này đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học Mĩ thuật mà cụ thể là việc tìm ra “biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh”.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của vẽ tranh đề tài trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở các lớp trong cấp THCS. Nó chính là đích đến của việc học môn Mĩ thuật. Học sinh có hiểu rõ về bố cục, hình vẽ, màu sắc thì mới có khả năng sáng tạo ra một tác phẩm đẹp. Từ thực tế của trường so với yêu cầu cần đạt của môn mĩ thuật, tôi băn khoăn mãi và quyết tìm ra cách giúp học sinh vẽ tốt tranh đề tài, từ đó tôi quyết tâm nghiên cứu đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 8
HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANH”
- Mục đích đề tài
Tôi chọn đề tài này nhằm mục đích giúp các học sinh yếu kém về vẽ tranh đề tài, phải đạt được yêu cầu cơ bản về vẽ tranh (cuối năm phải thực hiện được cho mình một bài vẽ đẹp) có tính nghệ thuật, gây được tính hấp dẫn cho người xem.
- Lịch sử đề tài
Qua giảng dạy Mĩ thuật nhiều năm, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm cho bản thân, kết hợp với những lần học tập chuyên môn và bồi dưỡng thường xuyên, bản thân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho việc nâng cao dần chất lượng dạy học sinh vẽ tranh đề tài. Bắt đầu từ năm …………tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết một số sai sót của học sinh về bố cục, hình vẽ, màu sắc từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn và qua mỗi bài dạy tôi bổ sung dần dần những thiếu sót trong từng biện pháp đã áp dụng để cho hoàn thiện hơn. Đến năm ………… tôi chính thức tổng hợp thành sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho học sinh trường THCS Võ Văn Kiệt.
- Phạm vi đề tài
– Nội dung nghiên cứu được áp dụng cho học sinh khối lớp 8, nhất là đối với các em chưa biết cách tiến hành thực hiện một bức tranh đề tài.
– Tôi bắt đầu áp dụng thực nghiệm đề tài vào thực tế của các học sinh trong trường ngay trong tuần lễ thứ hai của tháng đầu tiên năm học ………….
- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
- Thực trạng đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học, Thầy và trò cả nước đang tích cực phấn đấu “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, làm sao cho học sinh “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cùng với các môn học khác, môn Mĩ thuật cũng có nhiệm vụ rèn đức luyện tài cho thế hệ mai sau của Việt Nam.
Trong suốt quá trình công tác tôi luôn mong muốn góp nhặt một số kinh nghiệm của mình để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân. Nhận thấy rằng, hiện nay đạo đức học sinh đang dần sa sút, thái độ lười nhác, ham chơi, chán học, dẫn đến bỏ học xảy ra rất nhiều. Với mong muốn đem lại ít nhiều sự hứng thú học tập của học sinh trong những giờ lên lớp, cùng với rất nhiều những sáng kiến kinh nghiệm hay của các bạn đồng nghiệp khác sẽ phần nào mang lại cho học sinh những “ niềm vui” khi đến trường đến lớp, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt đủ nội dung bài học và điều quan trọng là học sinh sẽ thật sự chủ động và tích cực hơn trong học tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]