SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4
- Mã tài liệu: BM4147 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 682 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý.
2 . Hướng dẫn và xây dựng cho học sinh một dàn bài chung, dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả con vật .
3 . Hướng dẫn học sinh rèn luyện miêu tả các bộ phận của con vật và viết thành đoạn văn.
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng mở bài, kết bài.
5. Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả từ các phân môn khác.
6. Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn sinh động, có hình ảnh.
7. Nâng cao chất lượng làm văn miêu tả thông qua việc chấm,chữa bài, nhận xét bài làm của HS.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Môn Tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi tích hợp kỹ năng sống vào môn Tập làm văn, môn Đạo đức, Khoa học,…. nên bản thân cần phải nổ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh .
Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.
Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài Sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn
nhất so với các loại văn khác. Trong dạy học văn miêu tả, kĩ năng viết văn có vị trí gần như quyết định đến sự thành công của bài làm văn miêu tả. Học sinh không thể tạo nên một bài văn miêu tả khi chưa biết kĩ năng viết văn là gì. Chính kĩ năng này sẽ giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt của mình để lột tả hết ý tưởng cá nhân và rèn tư duy logic. Đây sẽ là cơ sở để phác họa một cách chân thực và sinh động nhất về đối tượng bằng lời văn của mình.
Văn miêu tả con vật lớp 4 có vai trò rất quan trọng. Nó yêu cầu cao hơn so với bài văn tả đồ vật và cây cối vì ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động, tính nết của con vật đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm của người tả với con vật đó.
Thực tế, việc làm văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng ở Trường Tiểu học Định Tiến – Yên Định còn nhiều hạn chế. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có “hồn” tức là chất lượng các bài văn đạt kết quả cao về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, do các em chưa biết cách quan sát một cách cụ thể, tỉ mỉ những đặc điểm nổi bật của con vật để tìm tòi khám phá ra được “cái mới”, cái nổi bật của con vật đó mà hầu hết các em chỉ tưởng tượng để viết bài, dẫn đến những tiết Tập làm văn, viết văn miêu tả trở nên căng thẳng, khô khan, thiếu cảm xúc đã làm mất đi sự hứng thú trong học tập, sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của các em học sinh.
Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng cho học sinh lớp 4 là vô cùng quan trọng và đặt lên hàng đầu. Nó tạo nền móng vững chắc cho quá trình tích lũy kiến thức của học sinh ở bậc học quan trọng này mà trong đó người giáo viên Tiểu học chính là người thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình sau này của học sinh. Vì những lí do quan trọng đó nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4”. Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
- Mục đích nghiên cứu:
– Giúp học sinh lớp 4 :
+ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
+ Rèn kĩ năng viết văn miêu tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc.
– Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng.
– Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn miêu tả con vật ở lớp 4, đề xuất một số biện pháp khi dạy văn miêu tả con vật ở lớp 4.
Học sinh lớp 4A và 4B Trường Tiểu học Định Tiến.
- Thời gian nghiên cứu:
Năm học : ……..
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp đọc sách và tài liệu.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khao sát thực tế.
– Phương pháp quan sát khách quan.
– Phương pháp thu thập thông tin.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận.
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp nhứng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật .
Miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong chương trình TLV lớp 4. Nó góp phần hình thành và phát triển tư duy cho HS Tiểu học. Học văn miêu tả, HS được rèn kĩ năng viết văn miêu tả gắn liền với quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; diễn đạt thành bài văn miêu tả. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng trình bày, tranh luận… góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh.
Theo sách Tiếng Việt 4: “ Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được các đối tượng ấy”. Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con người,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của người viết. Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê…, thấy rõ tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi sự vật. Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự việc nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất,…không phải là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng miêu tả. Một bài văn miêu tả đạt được đỉnh của nó khi mà bằng những ngôn ngữ sinh động nào đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì mà tác giả nói đến.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 103
- 1
- [product_views]
- 7
- 146
- 2
- [product_views]
- 4
- 162
- 3
- [product_views]
- 7
- 198
- 4
- [product_views]
- 9
- 108
- 5
- [product_views]
- 8
- 104
- 6
- [product_views]
- 5
- 176
- 7
- [product_views]
- 8
- 143
- 8
- [product_views]
- 4
- 102
- 9
- [product_views]
- 7
- 167
- 10
- [product_views]