SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Âm nhạc
- Mã tài liệu: BM2002 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 516 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Âm nhạc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
2. Quan tâm sửa sai cho học sinh kịp thời
3. Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm
4. Hướng dẫn học sinh các động tác phụ họa
5. Hướng dẫn học sinh cảm thụ âm nhạc
6. Thiết kế phong phú các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh
Mô tả sản phẩm
Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn m nhạc
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- chính trị- văn hoá và xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ.
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học có rất nhiều môn học. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn m nhạc.
m nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt phản ánh hiện thực bằng hình tượng âm thanh. m nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của con người, góp phần tạo nên giá trị đạo đức- thẩm mĩ đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Vì vậy giáo dục âm nhạc là một nội dung cần thiết để đào tạo con người phát triển toàn diện. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng dạy âm nhạc thuần túy mà còn phải thông qua âm nhạc để tác động toàn bộ đến thế giới tinh thần của học sinh, trước hết là tri thức, thẩm mĩ mà cụ thể là:
Học sinh có trình độ âm nhạc cơ bản, có khả năng cảm thụ âm nhạc.
Học sinh có khả năng sinh hoạt văn nghệ quần chúng và các hoạt động, phong trào khác.
Thông qua giáo dục âm nhạc để giáo dục đức, trí, lao, thể, mĩ cho học sinh.
Giáo dục âm nhạc trong trường Tiểu học là giáo dục cho các em có vốn kiến thức cơ bản về âm nhạc để học sinh tự làm chủ văn hóa âm nhạc trong nhà trường và tiến tới phát triển nó.
m nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, đối với mỗi người, hoạt động ca hát là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Ca hát luôn giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Nó khơi dậy ở con người những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái chân- thiện- mĩ.
Thấy rõ tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh, nên đòi hỏi người giáo viên dạy m nhạc ở trường Tiểu học cần có những đổi mới. Giáo viên phải thường xuyên học tập chuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận chính trị, tìm tòi các phương pháp hay nhất để áp dụng vào bài giảng có hiệu quả cao nhất.
Nội dung và phương pháp dạy m nhạc lớp 2 giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc. Trong chương trình môn m nhạc lớp 2 gồm có phần học hát và phần kể chuyện âm nhạc. Tuy nhiên phần học hát chiếm gần như toàn bộ trong chương trình còn nội dung các tiết kể chuyện âm nhạc chủ yếu để cho học sinh thấy được tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống nên trong đề tài này tôi xin đề cập chính đến phần học hát của học sinh. Thực tế thì đa số học sinh rất có hứng thú khi học hát, các em thích ca hát, thích được học bài hát mới, thích được biểu diễn bài hát… Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn khi học phần này. Chẳng hạn như các em Trọng Phát, Phú Quí, Phước Thịnh… còn chậm thuộc bài hát mới; biết hát nhưng chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát có các em Thảo Vy, Minh Thư…, một vài học sinh còn hát sai cao độ, tiết tấu như là Diệu Trâm, Bảo Trân, vỗ đệm vẫn còn chưa chính xác hay vẫn chưa thể hiện được các động tác phụ họa có các em Minh Thư, Kim Ngân chưa mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu biểu diễn bài hát.
Để giúp cho học sinh khắc phục những nhược điểm trên là một yêu cầu rất cấp thiết. Muốn giải quyết vấn đề này bản thân là giáo viên giảng dạy môn m nhạc, tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập và phát triển kĩ năng ca hát, khắc phục những điểm yếu của các em học sinh.
Với lí do trên năm học 2020-2021 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn m nhạc” nhằm góp phần nâng cao việc dạy học môn m nhạc lớp 2 ở trường Tiểu học Nhơn Ninh B, giúp các em thật sự yêu thích môn m nhạc, bộc lộ tiềm năng về âm nhạc, đáp ứng nhu cầu ca hát ngày càng cao của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về thực tiễn giáo dục đặt ra.
Đề tài tôi nghiên cứu đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu và đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm nhưng với kinh nghiệm riêng của mỗi người và tùy theo điều kiện thực tế ở mỗi trường mà có các giải pháp khác nhau. Ở đề tài này bản thân tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 học tốt phần học hát môn m nhạc.
Nghiên cứu trên nhằm hệ thống lại một số biện pháp dạy hát ở lớp 2 trong chương trình âm nhạc cấp Tiểu học, sưu tầm thêm một số biện pháp khác nhau giúp học sinh dễ tiếp thu và dễ dàng vận dụng được. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh có thể lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày và biểu diễn một bài hát.
NỘI DUNG
PHẦN I. THỰC TRẠNG
Phần học hát trong chương trình m nhạc lớp 2 có thể xem là đặc biệt quan trọng vì phần này chiếm hầu hết thời lượng trong chương trình môn m nhạc lớp 2. Tuy nhiên khi dạy hát cho học sinh tôi nhận thấy các em vẫn còn mắc các lỗi như hát chưa đúng cao độ, tiết tấu, vỗ đệm sai nhịp, phách hay vẫn còn chưa thể hiện, chưa biểu diễn được bài hát theo yêu cầu của giáo viên.
Qua các năm giảng dạy môn m nhạc ở khối lớp 2, tôi đã theo dõi, ghi chép và nhận thấy số lượng học sinh đạt kết quả vẫn chưa cao. Qua kết quả khảo sát chất lượng vào tuần thứ 5 kết quả môn m nhạc khối lớp 2 các năm như sau:
(Đánh giá theo: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 28-09-2016)
Từ những số liệu trên cho thấy chất lượng học sinh đạt đánh giá hoàn thành tốt vẫn chưa cao, cụ thể như sau:
– Năm học 2018-2019: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 15,9 %; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 19,0 %.
– Năm học 2019-2020: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 16,8%; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 17,9 %.
– Năm học 2020-2021: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 18,4%; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 14,3 %.
– Trong 3 năm giảng dạy tôi thấy tỉ lệ học sinh được đánh giá Chưa hoàn thành còn cao. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và gia đình các em tôi thấy nguyên nhân của tình hình trên là do:
– Do học sinh lớp 2 chỉ mới được tiếp xúc với việc giảng dạy môn m nhạc trong cấp học Mầm non và năm học lớp 1 nên vẫn còn hạn chế trong việc làm quen với ca từ, nhịp điệu, tiết tấu trong bài hát.
– Còn một số học sinh chưa tự giác trong học tập, ham chơi, chưa hứng thú với môn học.
Ví dụ: Tiết dạy bài hát “Thật là hay” các em: Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy…Trong giờ học các em thường nhìn ra ngoài hoặc lấy đồ chơi ra chơi nên vẫn chưa tập trung trong lúc học.
– Chưa mạnh dạn trong học tập, chưa biết vận động phụ họa theo bài hát nên thiếu tự tin khi trình bày bài hát.
Ví dụ: Khi gọi các em: Mộng Cầm, Kim Huyền, Cẩm Tú lên trình bày bài hát “Trên con đường đến trường”. Những em này mặc dù đã có khả năng về âm nhạc song do vẫn còn nhút nhát, thiếu tự tin nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong việc trình bày bài hát.
– Hát sai cao độ, tiết tấu, phát âm chưa rõ lời bài hát. Như em: Kỳ Lâm, Thư Quỳnh, Nhã Tố,…hát vẫn còn sai cao độ và tiết tấu lời ca trong bài hát “Xòe hoa”, vẫn còn một số em phát âm chưa đúng tiếng “boong” trong câu “Bùng boong bính boong”…
– Một số học sinh dù đã có thể hát đúng giai điệu bài hát nhưng còn sai rất nhiều khi vỗ đệm theo nhịp, phách. Có em Bích Tuyền, Gia Bảo, Ánh Dương…các em này thường vỗ đệm chưa chính xác, còn nhằm lẫn giữa vỗ đệm theo nhịp, theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
– Các em là học sinh lớp 2 khả năng nhận thức còn thấp nên việc nhớ lời bài hát vẫn còn rất khó khăn.
– Phần lớn phụ huynh làm nghề nông, công việc nhiều nên thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình. Như em Lê Minh Khang (học sinh lớp 2 điểm Phụng Thớt) gia đình nghèo, cha mẹ đều làm nông và phải làm thuê để tăng thêm thu nhập nên rất ít thời gian quan tâm đến việc học của em. Hằng ngày em thường ở nhà với bà nội nên việc giúp đỡ em trong học tập gặp rất nhiều khó khăn.
Từ những thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những giải pháp để giúp học sinh học tốt hơn trong môn m nhạc cho học sinh lớp 2 mà cụ thể là phần học hát như sau:
PHẦN II. GIẢI PHÁP
Trong quá trình dạy hát, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ âm nhạc, còn mắc các lỗi khi học một bài hát mới, lúng túng trong việc gõ đệm hay khi thể hiện các động tác phụ họa cho bài hát. Để giúp các em có thể khắc phục những lỗi thường mắc phải và giúp các em cảm thụ tốt hơn về bài hát tạo điều kiện cho việc thể hiện bài hát tốt hơn tôi áp dụng những giải pháp sau:
1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
1.1. Đối với giáo viên:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn m nhạc vào chương trình học tập của học sinh Tiểu học là hoàn toàn phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển của con người trong xã hội hiện nay. Bởi ca hát luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu, ca hát phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nó đem đến cho các em những cảm xúc chân thực ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của các em.
Từ những quan điểm chỉ đạo trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn m nhạc phải nhận thức đúng đắn thấm nhuần đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh trong bộ môn m nhạc nói chung, phần học hát ở trường tiểu học nói riêng. Tôi luôn phải nỗ lực không ngừng, phấn đấu trao dồi nghiệp vụ chuyên môn và công tác giảng dạy của mình như: tham gia vào các đợt tập huấn, học bồi dưỡng thường xuyên, học các chuyên đề chuyên môn m nhạc do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, tăng cường giao lưu, học hỏi để bổ sung cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, trao dồi nghiệp vụ sư phạm. Trong những năm qua, bản thân tôi luôn tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ, sinh hoạt cụm âm nhạc, tập huấn đổi mới phương pháp…để nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm giảng dạy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]