SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 ghi nhớ và nhận biết ký hiệu âm nhạc
- Mã tài liệu: BM3002 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 702 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 ghi nhớ và nhận biết ký hiệu âm nhạc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Vận dụng linh hoạt các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học và thực hiện việc dạy học tích hợp các môn học trong giáo dục Âm nhạc
2.Giúp học sinh khắc sâu ký hiệu nốt nhạc qua sử dụng trò chơi vào dạy học Âm nhạc
3. Vận dụng linh hoạt sáng tạo một số hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, hiện đại nhằm thu hút sự chú ý của học sinh nâng cao hiệu quả giáo dục Âm nhạc
4. Các hình thức tổ chức dạy học bổ trợ nhằm luyện tập củng cố vị trí ký hiệu Âm nhạc
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Mục tiêu hàng đầu của bậc Tiểu học là cung cấp những tri thức ban đầu về Tự nhiên, Xã hội, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động và nhận thức, hoạt động thực tiễn và bồi dưỡng tình cảm cho các em. Mục tiêu này chỉ được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện tốt các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, ngoài những môn học chính như Toán, Tiếng việt, TNXH….thì môn Âm nhạc góp phần quan trọng trong việc hình tành nhân cách học sinh Tiểu học.Khi bắt đầu vào lớp 1, các em được làm quen rất nhiều điều mới lạ, rất nhiều môn học khác nhau với niềm say mê và hứng thú, trong đó có Âm nhạc.
Nội dung chương trình Âm nhạc lớp 3(Chuẩn bị bắt đầu giai đoạn II của chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học) học sinh (HS) không chỉ được học các bài hát mà còn có các nội dung như : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc, kể chuyện âm nhạc, trò chơi âm nhạc,. Tuy chưa yêu cầu HS lớp 3 tập đọc nhạc nhưng các em cần nhận biết và nhớ được một số kí hiệu âm nhạc. Đó là những yêu cầu mới và khó đối với học sinh lớp 3 và cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên , dạy các nội dung đó cần hết sức linh hoạt, chủ động trong phần hướng dẫn cụ thể từng tiết học.
Vấn đề khó khăn còn đặt ra ở đây là một số kiến thức về kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm lại không có trong Tập bài hát của HS, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học dẫn đến chất lượng học tập của HS chưa được như mong muốn. Chính vì những lí do đã nêu trên, để giúp HS lớp 3 dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội kiến thức , nắm vững các ký hiệu Âm nhạc và trên cơ sở mặt bằng khả năng giảng dạy của giáo viên, tôi nghiên cứu, lựa chọn viết đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 ghi nhớ và nhận biết ký hiệu âm nhạc ở trường Tiểu học Nga Thủy” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc trong nhà trường.
- Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những phương pháp dạy học ghi nhớ và nhận biết các kí hiệu âm nhạc có hiệu quả cho học sinh lớp 3
- Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu, thực nghiệm các biện pháp dạy học ghi nhớ và nhận biết các kí hiệu âm nhạc cho học sinh lớp 3, để tìm ra biện pháp dạy học hiệu quả nhất.
- Phương pháp nghiên cứu
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của dạy học Âm nhạc không phải là để đào tạo cho tất cả các em HS trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ mà thông qua môn học này làm cho âm nhạc đích thực đi vào cuộc sống của các em, làm cho các em yêu thích, và hơn thế nữa còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo nên cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm nhạc và qua âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ xen lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục Tiểu học. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục Âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu, yêu cầu giáo dục “ trội bật” của mình là giáo dục thẩm mỹ. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt “ Đức – Trí – Thể – Mỹ” góp phần hình thành nhân cách HS, tạo cho các em một phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống.
Song làm thế nào để môn âm nhạc đến với các em một cách tự nhiên, hài hòa nhưng vẫn mang tính chất của môn học.Với mỗi giáo viên âm nhạc chúng ta vấn đề quan trọng không phải chỉ làm sao dạy được cho học sinh kiến thức trong chương trình, mà còn phải nắm vững khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Âm nhạc. Có ý thức kế hoạch khai thác và khả năng giáo dục nhiều mặt của môn âm nhạc góp phần đào tạo học sinh thành những người có nhân cách và phát triển toàn diện
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học ………Trường Tiểu học Nga Thủy là trường đạt chuẩn mức độ 2 nhà trường được đầu tư thêm về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có phòng dạy học âm nhạc riêng đó là điều kiện thuận lợi cho dạy và học. Mặt khác, giáo viên Âm nhạc của trường có lòng nhiệt huyết với nghề, yêu thương học sinh, nhiệt tình với công việc, có giọng hát truyền cảm, đàn và đệm hát tốt, được học sinh qúy mến.
Tuy vậy, việc dạy và học môn Âm nhạc mà đặc biệt là phân môn tập đọc nhạc vẫn còn bộc lộ một số điểm chưa hợp lý và tồn tại như sau:
* Về nội dung, chương trình:
Nội dung chương trình Âm nhạc lớp 3 có một số tiết yêu cầu HS nhận biết và nhớ ký hiệu Âm nhạc như: Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc, tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khóa Son, tiết 23: Giới thiệu một số hình nốt nhạc, tiết 24: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. Đó là những yêu cầu mới và khó đối với HS lớp 3 và cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 3.Thế nhưng thời lượng dành cho HS luyện tập lại quá ít. Đến tiết 28, 29 HS mới được thực hành, tiết 31, 33 ôn tập.
Song song với nội dung chương trình, tài liệu Hướng dẫn học Âm nhạc lớp 3 hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa. Các kiến thức liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm thì tài liệu vẫn chưa thể hiện đầy đủ để phù hợp với chương trình Bộ Giáo dục quy định. Mặt khác, các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Âm nhạc lại chưa đầy đủ . Do vậy sau khi học xong lớp 3, qua thời gian nghỉ hè bắt đầu lên lớp 4, HS chẳng còn nhớ được bao nhiêu về các kí hiệu âm nhạc đã học.
* Về phía giáo viên và học sinh:
Qua nghiên cứu thực tế, tôi nhận thấy GV đã giới thiệu tới HS những kí hiệu ghi nhạc nhưng HS chưa nắm vững, hay quên và Ứng dụng CNTT vào bài giảng còn hạn chế, vận dụng các phương pháp dạy học mới hiệu quả chưa cao.
Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập, khi học phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc. Đối với các kí hiệu Âm nhạc ghi trên bài hát, các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ.
Trong giờ học hát, có nhiều em học sinh còn rụt rè, nhút nhát không chủ động xây dựng bài, còn thiếu thốn đồ dùng học tập và một số đồ dùng khác.
Để đưa ra nhận định một cách chính xác nhất về chất lượng học hát ở học sinh lớp 3, đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức phân môn học hát của các em, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trường có biện pháp dạy thích hợp nhất với học sinh của mình, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3C, kết quả cụ thể như sau:
Tên lớp | SLHS | HS biết các kí hiệu ghi nhạc | HS chưa nhớ các kí hiệu ghi nhạc | |||
SLHS | % | SLHS | % | SLHS | % | |
3C | 25 | 100 | 13 | 52.1 | 12 | 47.9 |
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ HS chưa nhớ các ký hiệu ghi nhạc còn cao. Điều đó làm bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên để dạy học Âm nhạc thành công hơn.
- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên dạy Âm nhạc, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em học một cách hiệu quả, và ghi nhớ những kiến thức, những ký hiệu âm nhạc một cách tốt nhất.
Sau khi tìm hiểu thực trạng, khảo sát chất lượng của học sinh, tôi đã nghiên cứu được biện pháp giúp học sinh lớp 3A khắc phục khó khăn, nắm vững các nội dung theo yêu cầu của chương trình, tôi đã thực hiện các giải pháp như sau:
3.1. Vận dụng linh hoạt các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học và thực hiện việc dạy học tích hợp các môn học trong giáo dục Âm nhạc
Trong mỗi giờ học Âm nhạc, người giáo viên cần lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung tiết học. GV không chỉ sử dụng một vài phương pháp dạy học đơn thuần, truyền thống mà sử dụng nhiều phương pháp dạy học kết hợp cả truyền thống và hiện đại; Không chỉ sử dụng một hình thức cá nhân hay nhóm mà cần sử dụng đan xen, thay đổi để giờ học đỡ đơn điệu và nhàm chán. GV cần tạo cơ hội cho HS chủ động tự học, tự tìm hiểu kiến thức, trao đổi với bạn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng của mỗi HS. Người GV còn sáng tạo cả trong thiết kế kể chuyện Âm nhạc.
Việc dạy học Âm nhạc mang tính tích hợp cũng như ở các môn học khác. Dạy học Âm nhạc được tích hợp ở rất nhiều môn, chẳng hạn như môn Tự nhiên xã hội, giáo viên có thể lồng vào tiết học cho HS hát đầu tiết học cuối tiết…về các con vật, cây cối, hiện tượng tự nhiên… cho giờ học thêm sinh động nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức ( Hiện tượng tự nhiên : Đếm sao; Một số bài hát về con vật: Con chim non, Chị ong nâu và em bé, Mèo đi câu cá); Hay trong môn Giáo dục Đạo đức, HS có thể hát vận dụng kiến thức Âm nhạc vào đóng vai, xử lý tình huống, luyện tập về hành vi đạo đức giúp giờ học nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. Ngược lại, sau mỗi bài học Âm nhạc các em đều được rút ra ý nghĩa giáo dục đạo đức. Hay ở môn Tiếng việt, Kể chuyện, nhiều câu chuyện được giáo viên vận dụng sáng tạo vào giảng dạy Âm nhạc.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]