SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Mã tài liệu: BM4185 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 512 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Giúp học sinh nắm vững tỉ số
3.2.2. Xác định nhiệm vụ trọng tâm khi hướng dẫn học sinh giải toán
3.2.3. Xây dựng quy trình giải toán
3.3. Một số ví dụ minh họa
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Mỗi môn học ở tiểu học đều có vị trí, tầm quan trọng đối với việc phát triển toàn diện của trẻ. Song môn Toán và Tiếng Việt là hai môn chìa khóa, bởi nó không chỉ là môn khoa học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu mà còn là công cụ, phương tiện cho các môn học khác. Mục tiêu dạy học toán tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó. Chẳng hạn, ở lớp 1 học sinh biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mới chuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng v.v… Hết bậc tiểu học, các em đã có những kĩ năng cơ bản về tính toán, giải toán và vận dụng những kiến thức toán học trong đời sống hàng ngày.
Từ vị trí và nhiệm vụ quan trọng của môn toán, Làm thế nào để giờ dạy – học toán đạt kết quả cao, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức môn toán ? là câu hỏi luôn được các thầy cô giáo dày công tìm lời giải đáp. Dạy học môn toán ở tiểu học cần quan tâm đúng mức hơn đến rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề; phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn học; xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự học có hiệu quả.
Như các môn học khác, môn toán ở tiểu học cũng được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3) việc học tập của học sinh chủ yếu dựa vào các phương tiện trực quan, nói chung chỉ đề cập đến những nội dung có tính tổng thể, gắn bó với kinh nghiệm sống của trẻ; giai đoạn 2 (các lớp 4, 5) học sinh đã biết sử dụng đúng mức các phương tiện trực quan và các hình thức học tập có tính chủ động, sáng tạo hơn, giúp học sinh làm quen với các nội dung có tính khái quát hơn, có cơ sở lí luận hơn. Cùng với việc nâng cao kĩ năng thực hiện các phép tính, ở giai đoạn này, các em còn được tiếp cận các dạng toán điển hình, mà các dạng toán này đều được tập trung ở chương trình lớp 4. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy việc giúp các em nắm vững và giải tốt các bài toán có lời văn thông qua các dạng toán điển hình là một công việc rất khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn thông qua các dạng toán điển hình, trong nhiều năm là người giúp đỡ, hướng dẫn các em học tập, tôi luôn trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được trình bày “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung giải tốt các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Mục đích nghiên cứu:
– Đáp ứng nhu cầu đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.
– Giúp bản thân có thêm cơ hội để tổng quát, đánh giá những việc đã làm.
– Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm có được từ thực tiễn vào quá trình dạy học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung giải tốt các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
– Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm;
– Phương pháp đánh giá kết quả.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, thích học nhưng chóng chán, khả năng tư duy logic còn chậm, ghi nhớ chưa bền vững.
Đặc điểm của toán học mang tính trừu tượng cao, khái quát cao, nhưng đối tượng toán học lại mang tính thực tiễn, phương pháp dạy học toán được xem xét trên quan điểm thừa nhận thực tiễn, là nguồn gốc của sự nhận thức và là tiêu chuẩn của tâm lý.
Khi giải toán, học sinh phải tư duy tích cực và linh hoạt, huy động tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào những tình huống khác nhau, trường hợp riêng biệt phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra rõ ràng và trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ sáng tạo để phát hiện vấn đề. Vì vậy có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất về hoạt động tư duy của học sinh.
Trong quá trình dạy giải toán, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày cũng như các môn học khác, phải nắm được mối quan hệ giữa toán học với thực tế, giữa số học và hình học, phải tổ chức các hoạt động thực hành có nội dung gắn liền với thực tế để học sinh nhận thức và vận dụng đúng những ứng dụng của toán học.
Thông qua việc giải toán, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc của mình. Quá trình giải toán cũng rèn cho học sinh óc sáng tạo, tinh thần độc lập suy nghĩ, kĩ năng tính toán, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
Như đã nói ở trên, chương trình môn toán tiểu học được chia thành hai giai đoạn. Ở lớp 1, 2, 3, kiến thức còn đơn giản, đến lớp 4 các em phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học. Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” là dạng toán đầu tiên có liên quan đến tỉ số mà các em được học và dạng toán này các em sẽ gặp xuyên suốt cho đến hết cấp học. Làm tốt dạng toán này, các em sẽ có cơ sở tốt cho các dạng toán khác.
- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thuận lợi:
– Trường Tiểu học Thị trấn Bến sung có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Đa số các giáo viên của trường còn trẻ, năng động.
– Các đồng chí giáo viên đều nhận thức sâu sắc tác dụng, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
– Đa số các giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
– Trong công tác, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
– Đa số các em học sinh chăm ngoan, lễ phép, phần đông các gia đình rất quan tâm đến việc học hành của con em mình.
– Các em tích cực trong học tập và rèn luyện.
2.2. Khó khăn:
– Tuy tinh thần về đổi mới phương pháp dạy học đã được các giáo viên thấm nhuần, song do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới chưa đồng bộ, chưa mang tính bản chất. Trong đó có nguyên nhân khách quan như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu, … còn ít, thiếu; và không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan là:
+ Các phương pháp dạy học cũ đã thành lối mòn, ăn sâu vào suy nghĩ nên vẫn bị ảnh hưởng, bị chi phối khi thực hiện dạy học theo hướng tích cực.
+ Kĩ năng sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, chưa linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học: cách đặt vấn đề chưa gây đươc sự chú ý cho học sinh; còn nhiều bối rối, lúng túng trong cách dạy theo nhóm đối tượng; chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh; chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhưng chưa phát huy được hiệu quả tối đa khi sử dụng.
+ Tâm lí sợ hết thời gian của tiết học mà chưa xong bài nên ít chú ý đến việc thay đổi không khí học tập, làm giờ học diễn ra nặng nề, kém hiệu quả.
+ Chưa chú ý đến việc làm nổi bật kiến thức trọng tâm và khắc sâu các dạng toán cho học sinh.
– Mức độ nhận thức và tiếp thu bài của học sinh không đồng đều; sự quan tâm của gia đình học sinh chưa đúng mức; tình trạng bắt chước bài toán mẫu còn diễn ra khá phổ biến vì tâm lí lười suy nghĩ, động não; chưa chịu đọc kĩ đề bài, đọc lần đầu không hiểu thì mặc nhiên là cô giáo sẽ giảng. Có rất nhiều bài toán không phải các em không biết cách giải mà vì các em chưa khái quát được các dữ kiện, chưa nắm được nhiệm vụ của mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]