SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ
- Mã tài liệu: BM4064 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1856 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Biện pháp 2: Tập trung bồi dưỡng Ban hội đồng tự quản
* Biện pháp 3: Sửa sai các lỗi học sinh thường mắc phải
* Biện pháp 4: Tổ chức thi đua biểu diễn, khen thưởng động viên học
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Trong nội dung chương trình thể dục thì phần đội hình đội ngũ luôn sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động khác. Chính vì vậy mà đòi hỏi các em phải nhớ và biết áp dụng phần nội dung đã học. Song trong thực tế khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động tác của đội hình đội ngũ nhiều em vẫn còn tập chưa đúng kĩ thuật, bên cạnh đó khi đi dự giờ và trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm bắt được kỹ thuật. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích, ham học, thích luyện tập. Song bên cạnh đó có một số bộ phận do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong chậm, chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức trong học tập còn hạn chế. Đặc biệt là học sinh tiểu học các em con nhỏ, do vậy việc quan sát, tập luyện còn lúng túng, không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực hiện động tác, các em chưa chú ý, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ học còn nô nghịch nhiều không chú ý khi giáo viên làm mẫu thị phạm động tác, học sinh còn chưa xác định được phương hướng của động tác, học sinh còn nhỏ các em mải chơi, không chú ý đến giờ học. Bên cạnh đó có giáo viên trong khi giảng dạy chưa bao quát được hết học sinh của lớp, chưa để ý tới chất lượng thực hiện bài tập của các em. Do vậy các em chưa thực hiện đúng bài tập của mình.
Vậy để học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt phần đội hình đội ngũ, với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện phát hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học tốt một số bài tập khi học phần đội hình đội ngũ và nội dung tôi đã nghiên cứu đó là “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ”
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu:
– Nghiên cứu đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên dạy bộ môn thể dục phần rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao
– Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, có tính kỷ luật cao trong tập luyện.
Nhiệm vụ của đề tài
– Nghiên cứu các tài liệu, chuyên sâu đề cập tới việc các bài tập đội hình đội ngũ cho học sinh
– Qua quá trình nghiên cứu và đã đưa vào thực tế giảng dạy phần học: “đội hình đội ngũ” trong chương trình thể dục lớp 4.Với mong muốn thu được kết quả cao trong công tác giảng dạy bộ môn
- Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng đưa ra Một số biện pháp giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao.
- Giới hạn của đề tài.
– Học sinh khối lớp 4 ; Học kì I : năm học ……..
- Phương pháp nghiên cứu.
- a) Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản liên quan đến giáo dục, sách giáo viên có nội dung các bài tập đội hình đội ngũ cho học sinh
- b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Thông qua kinh nghiệm của bản thân
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: (nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh thông qua việc tập luyện).
– Phương pháp điều tra:
+ Điều tra thực trạng.
+ Dự giờ, lấy ý kiến của chuyên môn và giáo viên trong trường.
+ Khảo sát chất lượng đầu năm và kiểm tra thường xuyên..
– Phương pháp khảo nghiệm: Tổ chức so sánh, đổi chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp, biện pháp
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận.
– Mục tiêu giáo dục là đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, chính vì vậy hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên phải đổi mới về nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học, khơi dậy cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm vững kiến thức bài học là hết sức quan trọng. Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đó.
– Trong chương trình giáo dục thể chất của bậc tiểu học thì phần đội hình đội ngũ chiếm một vị trí quan trọng. Nếu học tốt phần đội hình đội ngũ ở lớp 4 sẽ giúp cho các em vận dụng tốt các kỹ năng, các động tác đó vào các hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nề nếp và đạt hiệu quả cao.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
– Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh. Trong giảng dạy thực tiễn lớp 4 tôi nhận thấy : Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục tiểu học, các tiết học thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung đội hình đội ngũ, sau đó mới đến nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, khi xếp hàng còn xô đẩy, mất trật tự. Nhóm trưởng đi nhắc nhở từng bạn, được bạn này thì sai bạn khác, do các em hay quay xuống nhìn bạn thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong Ban hội đồng tự quản. Địa bàn sân bãi chật hẹp, mùa nắng ít có cây che mát, thời tiết mưa nắng thất thường. Sự nhận thức của từng em khác nhau, sự quan niệm chưa coi trọng môn học này, dẫn đến thường coi nhẹ …Nội dung đội hình đội ngũ lại rất cần sự nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật cao, rèn luyện chí thông minh sáng tạo và trong thực tiễn hoạt động, phần đội hình đội ngũ được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động mang tính tập thể trong và ngoài nhà trường ví dụ như tập thể dục giữa giờ hay tập nghi thức đội.
– Phần đội hình đội ngũ đã học qua từ các lớp dưới vậy mà các em vẫn thực hiện các động tác chưa đúng, còn lúng túng khi tập luyện. Do vậy qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân đẫn đến phần kỹ năng thực hiện động tác của các em như sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
– Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường.
– Một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo, vẫn xem nhẹ nội dung đội hình đội ngũ, dẫn đến chất lượng bài tập chưa cao, hơn nữa giáo viên cho học sinh tập luyện quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi không muốn học.
– Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa nghiên túc, vẫn để các em chạy nhảy, nô giỡn mà không nhắc nhở hay xử lý.
– Có giáo viên dạy kiêm nhiệm chưa có chuyên môn thể dục nên một phần ảnh hưởng đến việc vận dụng các phương pháp dạy học .
– Ban chỉ huy thường dùng thuật ngữ của chuyên môn sai (khẩu lệnh).Vị trí phát lệnh tập hợp, vị trí chỉ huy không đúng .Tác phong chỉ huy chưa nghiêm túc.
– Ban Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp và các nhóm hoạt động.
* Nguyên nhân khách quan:
– Bản thân mới tiếp cận với mô hình trường học kiểu mới nên phần nào cũng còn hạn chế, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới
– Một số lớp đông học sinh nên việc bao quát lớp ở trong giờ thực hành còn khó khăn, tâm lý lứa tuổi còn nhỏ thích tự do, ham chơi nhiều hơn học. Do vậy việc tiếp thu và sửa sai của học sinh còn nhiều hạn chế.
– Trình độ nhận thức không đồng đều, có nhiều học sinh ý thức tốt, nhưng cũng có học sinh ý thức chưa tốt, tiếp thu bài còn chậm, các em đứng trong hàng ngũ còn nô nghịch nhiều không chú ý đến giáo viên hướng dẫn sửa sai.
– Tác phong học sinh còn lề mề, em ra trước em ra sau, khi ra tập trung thì chen lấn xô đẩy nhau, đứng không đúng hàng lối, thứ tự, không ai chịu nhường ai, trong khi ra sân học thể dục cũng như ra sân thể dục giữa giờ các em rất mất trật tự và mất nhiều thời gian để ổn định hàng ngũ. Khi vào lớp cũng không theo hàng lối, còn lộn xộn.
– Học sinh tiểu học thường các em rất hiếu động và ham chơi, khi ra ngoài sân để tập thể dục các em không muốn gò bó theo nề nếp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]