SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 quy đồng mẫu số các phân số
- Mã tài liệu: BM4180 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 716 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 quy đồng mẫu số các phân số” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.2.1. Biện pháp 1: Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức về các dấu hiệu chia hết và tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số.
2.3.2.2. Biện pháp 2: Chia cách Quy đồng mẫu số hai phân số thành các trường hợp để học sinh dễ nhận dạng.
2.3.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số nhiều phân số (ba phân số) dựa trên cách quy đồng mẫu số hai phân số.
2.3.2.4. Biện pháp 4: Thiết kế hệ thống bài tập dưới dạng trò chơi để học sinh được thực hành nhiều hơn.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy Toán ở Tiểu học nói riêng, quá trình dạy học không chỉ dạy những kiến thức của môn học mà người giáo viên còn phải dạy cho học sinh cả cách học, phương pháp học. Chính vì vậy khi dạy học, người giáo viên phải có phương pháp dạy để đáp ứng được đặc thù riêng đó của cấp học.
Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Môn Toán ở Tiểu học góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề… Những năm gần đây thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy đã trở thành một vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Phong trào học tập của học sinh có mạnh hơn, đội ngũ các thầy cô cũng đã đầu tư rất nhiều công sức cho việc giảng dạy song vẫn còn có những học sinh chưa nắm vững một số yêu cầu cơ bản về kiến thức cũng như về kĩ năng.
Trong thực tế nhiều năm qua giảng dạy ở Tiểu học, được trực tiếp giảng dạy lớp 4 cũng như dự giờ đồng nghiệp. tôi nhận thấy toán 4 có một nội dung quan trọng song lại khá mới mẻ đó là phần “Phân số”. Khi học phân số ở lớp 4 các em vẫn còn mắc nhiều sai sót và dẫn đến kết quả học không cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến sai sót là do đâu? Qua tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, chương trình và đặc điểm tâm lí học sinh, tôi phát hiện ra một vấn đề then chốt, học sinh khi học kiến thức về phân số các em còn lúng túng hay làm sai ở một khâu quan trọng đó là “Quy đồng mẫu số các phân số”. Thật vật, “Quy đồng mẫu số” là một phần kiến thức then chốt để mở ra kiến thức mới về so sánh phân số, cộng trừ các phân số. Muốn các em học tốt phần học này thì người giáo viên phải có những biện pháp gì? Cần phải dạy như thế nào để các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng mà lại nhớ lâu? Với những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn viết sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân quy đồng mẫu số các phân số”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra biện pháp tích cực nhất giúp học sinh và giáo viên khối 4 khắc phục những hạn chế để quy đồng mẫu số các phân số nhanh nhất một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp giúp học sinh quy đồng mẫu số các phân số.
Áp dụng cho học sinh lớp 4B và học sinh toàn khối 4 trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau :
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp luyện tập thực hành
– Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh
Trong đó, phương pháp luyện tập thực hành và phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là hai phương pháp chính.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Việc quy đồng mẫu số các phân số về cơ bản là vận dụng tính chất của phân số để tìm ra các phân số có mẫu số bằng nhau. Việc hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số theo quy tắc rất đơn giản nhưng việc hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số các phân số với mẫu số nhỏ nhất có thể để vận dụng vào so sánh, cộng trừ các phân số thì không đơn giản chút nào, nhất là các trường hợp: mẫu số lớn chia hết cho các mẫu số bé; hai mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên lớn hơn 1 hay trường hợp các phân số chưa tối giản. Chính vì vậy để hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số các phân số chúng ta cần nắm vững các kiến thức có liên quan sau:
2.1.1. Dấu hiệu chia hết:
– Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
– Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
– Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
– Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
– Dấu hiệu chia hết cho 4: Các số có hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
– Dấu hiệu chia hết cho 25: Các số có hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 25 thì chia hết cho 25.
2.1.2. Khái niệm phân số:
– Phân số là một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành. mỗi phân số gồm hai bộ phận:
+ Mẫu số (viết dưới gạch ngang): chỉ ra rằng đơn vị đã được chia ra thành mấy phần bằng nhau.
+ Tử số (viết trên gạch ngang): chỉ ra rằng đã lấy đi bao nhiêu phần bằng nhau ấy.
– Phân số là thương đúng của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0).
Ví dụ : 3 : 8 = ; 11 : 4 =
Như vậy, ta có thể coi dấu gạch ngang của phân số là dấu chia trong phép chia.
– Mỗi số tự nhiên a có thể coi là một phân số mẫu số bằng 1.
2.1.3. Tính chất cơ bản của phân số:
– Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
– Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.
2.1.4. Rút gọn phân số:
– Có thể rút gọn phân số để được phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
– Khi rút gọn phân số, ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên lớn hơn 1 và cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
– Phân số tối giản là phân số mà có tử số và mẫu số không thể cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác 1.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]