SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số
- Mã tài liệu: BM4186 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 518 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững nội dung chương trình.
Giải pháp 2. Phân dạng các bài toán về so sánh phân số.
* Trường hợp 1. So sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số hoặc tử số của các phân số.
* Trường hợp 2. So sánh phân số với 1
* Trường hợp 3. So sánh phân số bằng “ Phần bù của đơn vị”
* Trường hợp 4. So sánh phân số bằng “ Phần hơn của đơn vị”
* Trường hợp 5. So sánh phân số với phân số trung gian
* Trường hợp 6. So sánh bằng cách sử dụng phép chia phân số.
* Trường hợp 7. Rút gọn phân số để so sánh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình toán Tiểu học, phân số là một mạch kiến thức có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Mạch kiến thức phân số còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện; hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện trí thông minh; xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người mới là cơ sở để mở rộng các mạch kiến khác như hỗn số, số thập phân….Việc lĩnh hội các kiến thức về phân số còn giúp các em vận dụng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày và là cơ sở để các em học tiếp lên các bậc học trên.
Trong chương trình sách giáo khoa Toán Tiểu học, mạch kiến thức về phân số có từ lớp 2 và lớp 3. Kiến thức về phân số lớp 2 và lớp 3 còn sơ giản nên học sinh dễ nắm bắt, vận dụng kiến thức vào rèn kĩ năng tính. Bắt đầu từ lớp 4, kiến thức toán về phân số được nâng lên một mức độ khó hơn và phức tạp hơn, nhiều dạng tính toán hơn. Trong đó dạng toán so sánh phân số là một dạng toán chiếm thời lượng tương đối lớn, nó xuyên suốt chương trình toán lớp 4 và lớp 5. Đặc biệt trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh tham gia trong các câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” thì dạng toán này càng đa dạng, phong phú hơn. Song thực tế số em giải quyết tốt các bài toán về so sánh phân số chưa nhiều, kết quả bài kiểm tra, bài thi chưa cao. Phải chăng những bài tập này là quá sức đối với học sinh? Không phải như vậy mà vì lứa tuổi học sinh Tiểu học tư duy còn hạn chế. Thêm vào đó, khi cung cấp cho học sinh hầu hết các giáo viên chưa đi thành các dạng bài, chưa khái quát được cách giải từng dạng cho học sinh nên phần nào cũng hạn chế phương pháp giải toán của các em.
Vậy làm sao để các em có thể vận dụng, giải các bài toán so sánh phân số? Vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều và nó là động lực giúp tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều cách để so sánh phân số, mỗi một cách so sánh đều có cách giải riêng rất lí thú. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” có kĩ năng so sánh phân số..
Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy về rèn kĩ năng so sánh phân số cho học sinh lớp 4 tham gia giao lưu trong câu lạc bộ Toán. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn và áp dụng rộng rãi trong giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” thực hiện tốt các bài toán so sánh phân số.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Cách thực hiện so sánh phân số cho học sinh lớp 4 năm học ……..và …….. trong Trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra thực trạng; Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm; Phương pháp luyện tập, thực hành.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở chương trình toán Tiểu học, học sinh được học các kiến thức như sau:
Lớp 2: Học sinh được học về .
Lớp 3: Học sinh được học về tìm một phần mấy của một số, tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Lúc này học sinh được mở rộng hơn tìm một phần mấy của một số, không còn gói gọn trong khoảng nữa.
Lớp 4: Học sinh học khái niệm về phân số, phân số và phép chia số tự nhiên, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số và các phép tính với phân số.
Ở lớp 2, 3 sách giáo khoa chưa đưa ra khái niệm rõ ràng về phân số mà ta chỉ ngầm hiểu khái niệm về phân số. Trong khi đó, ở lớp 4 phân số được được nghiên cứu rõ ràng hơn. Học sinh lúc này được tìm hiểu rõ qua các khái niệm, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, các cách so sánh, các phép tính với phân số.
Trong chương trình toán lớp 4, so sánh phân số có các dạng sau: so sánh phân số cùng tử số, so sánh phân số cùng mẫu số, so sánh phân số khác mẫu số, so sánh phân số với 1. Trong đó so sánh phân số cùng tử số và so sánh phân số với 1 không được phân phối tròn tiết mà hình thành kiến thức mới thông qua bài tập. Hệ thống các bài tập về so sánh trong chương trình sách giáo khoa vẫn còn ít và mức độ còn đơn giản chưa đủ để rèn kĩ năng cho học sinh, nhất là những học sinh năng khiếu tham gia trong các câu lạc bộ môn Toán. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo tôi nhận thấy ngoài các cách mà sách giáo khoa cung cấp thì còn nhiều cách so sánh tiện ích hơn và rất vừa sức với các em giúp các em có nhiều cách lựa chọn trong khi làm bài.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như đã nói trên, phân số là kiến thức mới với học sinh lớp 4. Khi bước vào bài mở đầu, các em hào hứng, hăng say khi học tập, tiếp thu bài rất tốt. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tôi thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức, đặc biệt là các bài toán về so sánh phân. Các em còn hổng kiến thức và kĩ năng tính toán nên các em hay làm nhầm, làm sai nhiều. Khi gặp dạng bài so sánh phân số đặc biệt là các bài toán về so sánh phân số khác mẫu số, so sánh phân số với 1 các em còn lúng túng trong cách làm, trong các kì giao lưu Câu lạc bộ, nếu gặp các bài toán về so sánh phân số khó hơn mức độ sách giáo khoa đưa ra thì nhiều học sinh làm còn sai, hoặc bỏ bài. Lúc này tôi đặt ra câu hỏi vì sao học sinh lại gặp khó khăn như vậy? Theo tôi các bài toán về so sánh phân số trong sách giáo khoa đưa ra còn ít và chỉ ở mức độ đơn giản để minh họa cho phần lý thuyết trong tiết học. Vì thế học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng nhiều, học sinh chưa thể đạt đến kĩ năng, kĩ sảo khi làm các bài toán liên quan đến so sánh phân số. Để hình thành được kĩ năng so sánh phân số một cách bền vững thì các em cần được trang bị phần lí thuyết và phần bài tập một cách có hệ thống và được luyện tập nhiều hơn.
Để khảo sát mức độ tiếp thu của học sinh, sau khi dạy hết phần so sánh phân số theo phân phối chương trình (Tiết 111- Luyện tập chung sách giáo khoa Toán 4), tôi đưa ra bài khảo sát trong hai năm liên tục (Năm ……..và năm ……..) như sau:
So sánh phân số.
- và b. và c. và
- và e. và g . và
Kết quả khảo sát Câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” lớp 4 năm ……..và năm ……..như sau:
Câu | Năm học: …….. | Năm học: …….. | ||||||||||
Tổng số học sinh: 25 em | Tổng số học sinh: 27 em | |||||||||||
HS làm đúng | HS làm sai | HS không làm | HS làm đúng | HS làm sai | HS không làm | |||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |
a | 25 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
b | 18 | 72 | 7 | 28 | 0 | 0 | 20 | 74,1 | 7 | 25,9 | 0 | 0 |
c | 15 | 60 | 10 | 40 | 0 | 0 | 18 | 66,7 | 9 | 33,3 | 0 | 0 |
d | 15 | 60 | 8 | 32 | 2 | 8 | 16 | 59,3 | 9 | 33,3 | 2 | 7,4 |
e | 7 | 28 | 10 | 40 | 8 | 32 | 10 | 37,1 | 8 | 29,6 | 9 | 33,3 |
g | 15 | 60 | 8 | 32 | 2 | 8 | 16 | 59,3 | 9 | 33,3 | 2 | 7,4 |
Từ kết quả trên cho thấy kĩ năng so sánh phân số của học sinh trong Câu lạc bộ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là cách trình bày bài trong từng bài cụ thể. Tôi đã tìm thấy nguyên nhân của những hạn chế đó. Cụ thể có những nguyên nhân sau:
*Về giáo viên:
Giáo viên chưa thực sự linh hoạt trong phương pháp, cung cấp kiến thức chưa có hệ thống nên chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Với dạng toán so sánh phân số giáo viên chưa chốt được cách giải từng dạng cho học sinh. Sau khi dạy những kiến thức cơ bản nhất giáo viên chưa có sự mở rộng cho học sinh khắc sâu kiến thức nên học sinh còn chưa linh hoạt trong phương pháp làm bài.
*Về học sinh
Qua các bài tập khảo sát trên thì tôi tìm ra một số nguyên nhân sau:
Câu a. Học sinh làm đúng vì đây là kiến thức cơ bản với các em, các em đều so sánh bằng cách quy đồng tử số hoặc quy đồng mẫu số.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]