SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam
- Mã tài liệu: BM4042 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 837 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Giáo viên phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc, nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy phần lịch sử lớp 4.
3.2. Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cho mỗi bài dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học khác.
3.3. Lựa chọn cách thức tổ chức dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
3.4. Phối hợp và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học
phù hợp với từng dạng bài lịch sử.
3.5.Giúp học sinh nắm chắc 3 yếu tố lịch sử quan trọng: thời gian, sự kiện, nhân vật.
3.6. Dạy lịch sử gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, tham quan dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các môn học khác.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Đất nước ta có một bề dày lịch sử lâu đời. Từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải biết lịch sử Việt Nam, yêu thích lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc. Thuở sinh thời Bác Hồ đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đúng vậy, là người con của đất nước Việt Nam thì phải biết cội nguồn của mình, biết những gì mà cha ông ta đã trải qua, biết truyền thống hào hùng của dân tộc và sự phát triển của đất nước, từ đó chúng ta mới biết kế thừa, phát huy những gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước trong tương lai.
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh (HS) tiếp thu, ghi nhận những kiến thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của HS trung học phổ thông quá thấp làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy? Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên HS không tiếp thu được? Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn lịch sử cho HS? … Đây cũng chính là nỗi day dứt của rất nhiều thầy giáo, cô giáo.
Bản thân tôi nhận thấy môn lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, nó giúp ta quay ngược lại thời gian để tìm hiểu, phân tích đánh giá những sự kiện nhân vật trong lịch sử. Là môn khoa học xã hội nhưng lịch sử lại yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc thời gian, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa lịch sử riêng biệt. Vì thế đòi hỏi người tìm hiểu lịch sử phải có thái độ nhận thức một cách nghiêm túc, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học lịch sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử; để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và thực hành. Dạy Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, thực tế hiện nay một số không ít giáo viên (GV) vẫn còn coi nhẹ, chưa dành những quan tâm xứng đáng cho tiết dạy, nhiều HS không có hứng thú khi học dẫn đến chất lượng giờ Lịch sử còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt với HS lớp 4 lần đầu được học về lịch sử dân tộc qua môn Lịch sử và Địa lí. Các em rất bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức cũng như phương pháp học phân môn này. Vấn đề đặt ra cho GV phải làm thế nào để ngay từ khi mới làm quen HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử. Hình thành cho HS một phương pháp học phù hợp với đặc trưng bộ môn và nắm vững kiến thức môn lịch sử. Có như vậy mới giúp HS hứng thú, yêu thích với môn học. Từ thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn khi dạy phần Lịch sử cho HS nên năm học ……… tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam” để nghiên cứu, thử nghiệm và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm này.
- Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích để tìm ra một số biện pháp giúp HS lớp 4A ở trường tiểu học Hoằng Minh yêu thích Lịch sử Việt Nam. Từ đó tổng kết rút ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam” nói chung.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tôi đã nghiên cứu phương pháp và hình thức tổ chức dạy phần Lịch sử cho HS lớp 4A trường tiểu học Hoằng Minh.
- Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Tôi đã tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS tiểu học và tâm lí HS lớp 4 để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất giúp các em yêu thích lịch sử dân tộc.
Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về lịch sử Việt Nam, trọng tâm là phần lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa thế kỉ XIX.
Nghiên cứu kỹ cách dạy phần Lịch sử cho HS tiểu học và HS lớp 4.
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đàm thoại, thu thập thông tin:
Tôi đã gần gũi nói chuyện với HS để biết được tâm tư, nguyện vọng và mức độ yêu thích phần Lịch sử của HS lớp 4A, lớp 4B trường tiểu học Hoằng Minh để lập bảng số liệu điều tra.
Trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng dạy phần Lịch sử cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng.
4.3. Phương pháp thực nghiệm:
Dự giờ đồng nghiệp về dạy phần Lịch sử lớp 4.
Thực nghiệm cách dạy mới ở lớp 4A trường tiểu học Hoằng Minh từ đầu năm học.
Dạy theo cách cũ ở lớp 4B trường tiểu học Hoằng Minh để đối chứng.
4.4. Phương pháp quan sát, thống kê, xử lý số liệu:
Tôi đã quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành vi, cử chỉ của học sinh trong học tập để từ đó điều chỉnh hay phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả giờ dạy, mức độ yêu thích và kết quả học tập phần lịch sử của lớp 4A và 4B để rút ra các kết luận.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kiến thức lịch sử ở Tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phần lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức trong phần lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích nhất định. Đặc điểm của phần lịch sử lớp 4 là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu,sắp xếp theo thứ tự thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng tác, hư cấu lịch sử. Về mức độ giữa biết, hiểu, vận dụng chương trình coi trọng mức độ biết lịch sử. Cụ thể là sự kiện, hiện tượng lịch sử đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? Diễn ra như thế nào? Các nhân vật nào là tiêu biểu? Còn yêu cầu về hiểu và vận dụng lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội. Đối với những HS hoàn thành tốt có thể đặt yêu cầu cao hơn.
Tư duy HS tiểu học là tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế. Các em không suy nghĩ trước mà trực tiếp vừa làm, vừa nghĩ, vừa điều chỉnh qua hoạt động. Các em khó tư duy trừu tượng dựa trên khái niện mà cần có chỗ dựa đó là trực quan. Vì thế, dạy phần lịch sử giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của GV), tức là HS phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới dự định hướng và kết luận của GV để HS tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Giúp cho HS yêu thích lịch sử Việt Nam.
Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung một mái nhà nước Việt.Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch sử nước ta. Không biết, không hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải làm sao cho các em biết, hiểu,yêu mến, tự hào về lịch sử dân tộc. Trách nhiệm nặng nề, vẻ vang này là của mỗi GV. Người GV là người lãnh sứ mệnh cao cả đó. Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta. Nhưng làm được điều đó trước hết người GV phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc thì mới thực sự làm tròn được trách nhiệm vẻ vang đó.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Hoằng Minh và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy thực trạng dạy và học phần lịch sử lớp 4 như sau:
2.1. Về giáo viên
Một số GV đã quan tâm, coi trọng dạy phần lịch sử, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử cho HS. Tuy nhiên, nhiều GV vẫn còn bị ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống thuyết trình, giảng giải là chính, còn cứng nhắc trong phương pháp giảng dạy, các hình thức dạy học còn đơn điệu, thiếu đầu tư về phương tiện dạy học, chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu, chưa nhiệt tình trong giảng dạy. Bản thân GV còn coi môn này là môn học phụ, chưa đầu tư như môn Toán và môn Tiếng Việt, chính vì thế khi tham gia các hội thi GV giỏi các cấp nhiều đồng chí rất ngại dạy Lịch sử.
2.2. Về học sinh
Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được làm quen với môn Lịch sử và Địa lí với kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức nên nhiều HS bỡ ngỡ, lúng túng khi tìm hiểu bài học. Các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, nhận thức bài học một cách thụ động, hiểu bài đấy xong lại quên ngay. Chỉ sau một kì kiểm tra lại kết quả cho thấy đối với HS hoàn thành gần như quên hết, HS hoàn thành tốt có nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và sự kiện. Thậm chí HS còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh. Nhiều em không hứng thú khi học dẫn đến ngại học lịch sử.
* Nguyên nhân của thực trạng
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không yêu thích lịch sử? Qua quá trình giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy học sinh chưa yêu thích lịch sử Việt Nam do nhiều nguyên nhân như:
– Do phim ảnh, sách truyện về lịch sử của nước ta còn nghèo nàn đơn điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài,…
– Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn nghèo nàn.
– HS chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử.
– GV chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong bài dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng còn áp đặt HS, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Bản thân GV, phụ huynh và HS có phần xem nhẹ phân môn này so với môn Toán và Tiếng Việt…
2.3. Số liệu thống kê
Vì lớp 4 các em mới được học môn lịch sử nên sau 4 tuần học tôi khảo sát mức độ yêu thích môn lịch sử của lớp 4A dạy theo cách đổi mới và lớp 4B dạy theo cách chưa đổi mới (đều do tôi dạy).Với số lượng học sinh bằng nhau (23 em), trình độ HS các môn Toán, Tiếng Việt và các môn khác được đánh giá tương đương nhau. Kết quả như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]