SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh
- Mã tài liệu: BM5137 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 267 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài văn tả cảnh.
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng quan sát khi làm văn tả cảnh.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng tìm ý khi làm văn tả cảnh.
2.3.4. Rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và nghệ thuật ngôn từ khi làm văn tả cảnh.
2.3.5. Rèn luyện kĩ năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm trong bài văn tả cảnh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt chiếm khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học chính là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh tổng hợp các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản, còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả. Trong đó tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh chưa có khả năng quan sát tinh tế, chưa có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Làm thế nào để học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.
Thực tế khi giảng dạy kiểu bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 những năm qua, tôi nhận thấy rằng: Nhiều bài văn tả cảnh của các em chưa hay, chưa đạt được yêu cầu của một bài văn tả cảnh. Nội dung bài văn chưa tái hiện được hình ảnh chân thực vốn có của cảnh vật. Các em chưa biết tìm và khắc sâu những đặc điểm riêng biệt của cảnh vật. Lời văn chưa thể hiện được những tư tưởng, tình cảm chân thực của người viết. Vì vậy, bài văn tả cảnh trở nên máy móc, khô cứng và không chân thực. Để có thể dạy tốt văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, mỗi giáo viên cần có những kiến thức cơ bản về văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
Ngoài ra, trong thực tế giảng dạy, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, khó diễn đạt và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh, có cảm xúc. Khả năng quan sát, tìm ý và làm văn của các em học sinh còn nhiều hạn chế, trong khi đó để giúp học sinh học tốt Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lại chưa có giải pháp hữu hiệu. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động.
Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh học tốt thể loại văn tả cảnh.
– Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu cách dạy thể loại văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5. Đồng thời áp dụng các giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốt thể lọai văn tả cảnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm ra kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất. Đó là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết. Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật. Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh. Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Đúng như lời nhận xét trong Hán Việt từ điển: “Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra.”
Văn miêu tả là một trong hai thể loại chủ yếu của chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Ngay từ lớp 2, 3 các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát trả lời câu hỏi. Lên lớp 4 các em phải hiểu thế nào là miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, hoặc con vật,…đó là những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Chương trình Tập làm văn lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh và tả người.Trong đó văn tả cảnh 14 tiết và tả người 12 tiết.
Yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần đạt khi học văn miêu tả ở lớp 5 là: Học sinh nắm vững được cấu tạo bài văn gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Nắm được cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả. Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần, thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. Diễn đạt thành câu, biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
Trong chương trình Tiểu học, phân môn Tập làm văn lớp 5 nhằm mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng kiến thức về cuộc sống theo chủ điểm đã học. Việc phân tích đề bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại cho học sinh. Tư duy trừu tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
Học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới chân, thiện, mĩ được định hướng trong các đề bài, các bài luyện tập báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động… tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn miêu tả là thể loại chiếm tỷ lệ cao. Trong đó văn tả cảnh chiếm 20% tổng thời lượng chương trình lớp 5. Đây là thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về sự vật, hiện tượng … trong đời sống.
Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì một hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Quá trình dạy học sinh viết văn tả cảnh sẽ mang lại kết quả khả quan nếu như thầy biết tổ chức đúng đắn và khêu gợi được những hoạt động cần thiết ở các em, vì tư duy của trẻ ở lứa tuổi tiểu học thường thiên về tính cụ thể. Ở lứa tuổi này có những yếu tố của tư duy trừu tượng nhưng còn hạn chế nhiều so với học sinh ở các lớp trên. Quá trình nhận thức của học sinh lớp 5 khi viết văn tả cảnh đều thông qua thực tiễn các em thấy gì viết nấy.Vì thế người giáo viên cần phải quan tâm đúng mức và khêu gợi để học sinh cảm nhận được cái hay, cái
đẹp khi viết văn.
2.2.Thực trạng việc dạy và học thể loại văn tả cảnh ở trường Tiểu học Ngư Lộc II
2.2.1. Chương trình và sách giáo khoa
Hiện nay theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa có 14 tiết tả cảnh, trong đó có 11 tiết lí thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài viết.
Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước. Với các nội dung trên, yêu cầu viết lại chủ yếu là đoạn văn. Do đó, với mỗi cảnh học sinh ít được viết hoàn thiện một bài văn hoàn chỉnh ngay trên lớp để thầy cô, bạn bè trực tiếp góp ý.
2.2.2. Việc dạy văn tả cảnh của giáo viên
Đối với việc dạy văn tả cảnh cho học sinh, giáo viên đều cho rằng: Qua hệ thống bài tập giáo viên đã giúp học sinh quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn sắp xếp ý, dựng đoạn và viết bài văn miêu tả. Song để học sinh biết dùng khả năng của mình để miêu tả một sự vật, một cảnh đẹp … lại là rất khó, đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp phù hợp để đạt kết quả cao. Qua dự giờ, trao đổi, thống kê tôi thấy: Các tiết dạy theo chương trình nhìn chung giáo viên luôn chú ý để đạt được mục tiêu của tiết học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được giáo viên quan tâm, giảm hẳn lối dạy học một chiều.
Mặc dù vậy việc dạy văn tả cảnh của giáo viên bộc lộ những hạn chế sau:
Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lý
thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn,… Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu.
– Giáo viên chưa chủ động sáng tạo trong dạy học, chưa gây hứng thú cho học sinh khi học văn.
– Cho học sinh học thuộc một số bài văn mẫu, không có sáng tạo trong làm bài.
– Giáo viên không thực hiện đúng các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh, không giúp các em nhận thấy các lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
– Giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng ở các tiết khác để làm điểm tựa cho tiết Tập làm văn… Một số tiết học, GV chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt HS học nhiều
2.2.3.Việc học văn tả cảnh của học sinh.
Học sinh hầu như không có hứng thú với phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh. Khi làm văn, các em miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả.
Bài văn học sinh làm thường vay mượn ý tình của người khác, các em thường sao chép những bài văn mẫu thành bài văn của mình không kể đề bài quy định như thế nào. Với cách làm ấy các em không cần biết đối tượng cần miêu tả gì, không chú ý tới đặc điểm nổi bật tạo nên nét riêng của cảnh, cũng như không có cảm xúc về nó. Học sinh chưa có ý thức quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát được một cách cụ thể và chi tiết.
Không những thế vốn sống, vốn kiến thức và những rung cảm trước cái đẹp còn hạn chế nên chưa thổi được vào cảnh cái hồn để cảnh miêu tả trở nên sinh động, ấn tượng hơn. Việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt. Kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng túng. Kĩ năng liên kết, sắp xếp các ý trong đoạn bài còn rất hạn chế. Kĩ năng sử dụng ngôn từ, diễn đạt ý thành câu văn còn vụng về .
Ngay từ thời điểm vào thực hiện chương trình tuần 3 (Tháng ……..), tôi trực tiếp khảo sát chất lượng học sinh lớp tôi dạy với đề bài như sau:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng.( Sách TV5 – Trang 22 tập 1)
Qua khảo sát chất lượng và điều tra về học tập đối với phân môn Tập làm văn của lớp, tôi đã thu được kết quả như sau:
Số HS khảo sát | Nắm vững thể loại | Bố cục bài văn rõ ràng | Biết cách quan sát, tìm ý | Năng lực sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật | Hoàn chỉnh bài văn miêu tả | |
Sử dụng hình ảnh gợi tả, gợi cảm | Biết sử dụng biện pháp tu từ | |||||
35 | 25 | 22 | 18 | 12 | 5 | 25 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Một số học sinh chưa thực hiện được các yêu cầu của một bài văn như:
+ Chưa nắm vững thể loại
+ Bố cục bài viết không rõ ràng.
+ Sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn chưa sáng sủa, dùng từ thiếu chính xác.
+ Bài văn nghèo ý, sơ sài.
Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn tả cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. sau đây là các giải pháp mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để dạy văn tả cảnh
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài văn tả cảnh:
* Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh? Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề khi miêu tả.
Ví dụ: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
– Trước tiên học sinh phải xác định được đây là thể loại văn gì? (Văn miêu tả, tập trung vào tả cảnh)
– Yêu cầu học sinh xác định đối tượng miêu tả trong bài văn đó là gì? Giáo viên yêu cầu học sinh gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng giúp học sinh biết được trọng tâm miêu tả là gì? (Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng)
– Học sinh phải xác định được thời gian tả cánh đồng vào buổi sáng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]