SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình VNEN
- Mã tài liệu: BM5172 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1271 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Mốt số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình VNEN” triển khai các biện pháp như sau:
– Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
– Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Trong đời sống xã hội, nói đến những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc thì không thể không kể đến Giáo dục – Đào tạo. Bởi Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ chế độ chính trị quốc gia, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế và đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Chính vì những lí do đó mà Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu đối với sự phát tiển đất nước.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học hết sức quan trọng – bậc học “nền móng” để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức, nhân cách, tư duy cũng như kĩ năng của trẻ. Với mục tiêu: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005), Giáo dục Tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
Trong chương trình Giáo dục Tiểu học được thống nhất trên toàn quốc thì Tiếng Việt và Toán là nền tảng cho các môn học khác. Bên cạnh môn Toán giúp học sinh phát triển các năng lực trí tuệ : phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, … rèn luyện cho các em tư duy logic, tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật, tính sáng tạo, óc thẩm mĩ thì môn Tiếng Việt cũng không kém phần quan trọng. Bởi môn Tiếng Việt giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ học được cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Cụ thể, môn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để hoạt động và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đối với học sinh lớp 5, chương trình các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng được thực hiện với mục tiêu cao hơn, hoàn thiện hơn. Ở giai đoạn này, các em được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng. Cụ thể: ngoài việc rèn luyện các kĩ năng về nghe, nói, đọc, viết các em còn được học các bài về kiến thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách, …)
Một mạch kiến thức mà bản thân tôi nghĩ rằng không thể không nhắc đến khi muốn học sinh của mình dùng từ, đặt câu một cách chính xác đó là kiến thức về Luyện từ và câu. Bởi Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu, giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt hướng tới phát triển ngôn ngữ văn hóa và trí tuệ. Một bộ phận kiến thức không thể thiếu nhằm giúp đạt được mục tiêu Luyện từ và câu đó chính là quan hệ từ. Quan hệ từ được biết đến như là chất keo dính nối kết các từ ngữ, các câu văn, đoạn văn lại với nhau một cách chặt chẽ và có ý nghĩa hơn.
Sử dụng tốt các quan hệ từ học sinh sẽ hoàn thiện hơn cho mình kĩ năng dùng từ đặt câu, giúp các em học tốt hơn ở các môn học khác và làm nền tảng giao tiếp trong cuộc sống.
Hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt cũng như tầm quan trọng của quan hệ từ, do đó tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ”.
- Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
– Giúp học sinh khắc phục một số lỗi thường gặp, hướng tới việc học tốt và sử dụng thành thạo các quan hệ từ cũng như cặp quan hệ từ.
– Giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức về quan hệ từ để dùng từ, đặt câu chính xác phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh.
– Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tốt các môn học khác, học tốt ở các cấp học cao hơn và kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống.
– Hình thành ở các em niềm say mê, hứng thú đối với kiến thức Luyện từ và câu, thói quen học tập tự giác, tích cực.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận của vấn đề
Theo từ điển Tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Từ đó có thể thấy, từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Việc nắm vững kiến thức về từ và câu góp phần quyết định việc đạt được mục tiêu trong dạy kiến thức Luyện từ và câu.
Để dạy tốt mạch kiến thức về quan hệ từ cũng như muốn giúp các em khắc phục khó khăn trong vấn đề lựa chọn chính xác quan hệ từ cần hiểu rõ các yếu tố sau:
Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận câu hoặc giữa các vế câu với nhau. Chúng không thể đảm nhiệm được vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu. Chúng chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, các cụm từ hay các câu với nhau. Vì thế chúng còn được gọi là các từ nối, kết từ hoặc từ quan hệ.
Cặp quan hệ từ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu.
Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả.
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
Trong chương trình lớp 5, quan hệ từ được liên kết chặt chẽ với phần liên kết câu bằng cách sử dụng từ ngữ nối. Nếu không sử dụng thành thạo quan hệ từ thì học sinh rất khó để tiếp cận với kiến thức về liên kết câu như đã nêu trên.
Có thể thấy quan hệ từ là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, bởi các yếu tố này sẽ hỗ trợ các em trong việc thực hiện nối các từ, các cụm từ, các vế câu trong một câu hay nối các đoạn văn với nhau. Qua đó giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Không những vậy, việc học tốt quan hệ từ còn giúp các em biết cách giao tiếp, cư xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày một cách lịch sự, nhã nhặn hơn.
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo các quan hệ từ, cặp quan hệ từ là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và mang tính lâu dài.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chúng ta không thể đưa ra hướng giải quyết bất cứ một vấn đề nào nếu như chúng ta không nắm rõ được thực trạng của vấn đề và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Khi chưa áp dụng biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 5D sau khi dạy xong kiến thức về quan hệ từ (giữa học kì II năm học …) nhìn chung kết quả còn rất thấp. Kết quả khảo sát như sau:
Tổng số học sinh là 24 em | Số lượng | Tỉ lệ |
Tổng số bài hoàn thành tốt | 4 | 16,66% |
Tổng số bài hoàn thành | 13 | 54,17% |
Tổng số bài chưa hoàn thành | 7 | 29,17% |
Với kết quả như vậy, bản thân tôi rất trăn trở, suy nghĩ, tự tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Thuận lợi
* Từ mô hình VNEN
Với mô hình VNEN, cấu trúc một bài học được chia thành ba phần: hoạt động cơ bản (giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức mới thông qua các hoạt động), hoạt động thực hành (giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học rèn luyện kĩ năng) và hoạt động ứng dụng (giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ và người lớn).
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc áp dụng mô hình VNEN đem lại một số thuận lợi nhất định trong việc giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ, như sau:
– Mỗi bài học trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt đều có phần mục tiêu rõ ràng để học sinh xác định được mình nắm được bao nhiêu phần kiến thức; có kênh hình, kênh chữ rõ ràng. Mỗi hoạt động đều có logo để học sinh tự giác biết mình phải làm gì.
– Học tập theo mô hình VNEN, học sinh phát huy được tính tự học, tự giác, tự quản, sáng tạo, sự tự tin và hứng thú trong học tập.
– Với phương pháp dạy học mới này các em phát triển được kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
* Từ Nhà trường
– Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường lớp học đầy đủ đồ dùng dạy học, phòng học khang trang rộng rãi, số lượng học sinh trên mỗi lớp đảm bảo phù hợp với điều kiện dạy mô hình mới.
– Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, tập huấn rút kinh nghiệm theo mô hình mới.
* Từ giáo viên
– Giáo viên giảng dạy một cách nhiệt tình, tận tâm, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy sao cho học sinh có thể tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất.
– Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
* Từ phụ huynh học sinh
– Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình, luôn động viên, nhắc nhở con em trong việc học.
– Thường xuyên trao đổi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc học cũng tâm lí của học sinh.
– Tạo điều kiện cho giáo viên hiểu học sinh hơn và đồng thời tạo ra mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên và Nhà trường.
- Khó khăn
* Từ mô hình VNEN
– Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh phải có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên học sinh của chúng tôi là học sinh nông thôn, các em ít có cơ hội tiếp xúc bên ngoài nên kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
– Mô hình này đòi hỏi các em phải tự tìm tòi, khám phá kiến thức nhưng khả năng phân tích của các em còn hạn chế nên một số em có dấu hiệu “theo không kịp” dẫn đến chán nản hoặc lười làm việc.
* Từ giáo viên
– Giáo viên tiếp xúc với chương trình VNEN lớp 5 chưa nhiều nên còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình giảng dạy.
– Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong dạy học mô hình mới.
* Từ học sinh
– Ở lứa tuổi này, tâm lí của học sinh vẫn còn ham chơi, ít tập trung nên khó khăn trong việc học thuộc các quan hệ từ và vận dụng một cách linh hoạt các quan hệ từ vào những trường hợp cụ thể. Đôi khi các em học thuộc nhưng lại rất mau quên.
– Việc học ngồi theo nhóm cả buổi học tạo điều kiện cho một bộ phận học sinh nói chuyện riêng.
– Làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng khiến một số em ỷ lại vào nhóm trưởng không tập trung học.
* Từ phụ huynh
– Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm ăn xa nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em dẫn đến tình trạng giao hẳn việc học của con mình cho giáo viên.
– Sự tiếp cận của phụ huynh đối với mô hình mới còn nhiều hạn chế nên việc giúp đỡ con em khi ở nhà còn gặp khó khăn.
- Nguyên nhân
Qua quá trình tìm hiểu cũng như trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng quan hệ từ là do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan
– Trong chương trình Tiểu học thì đến lớp 5 học sinh mới được làm quen với quan hệ từ . Phân phối chương trình cho phần này rất ít mà yêu cầu học sinh nắm được nhiều quan hệ từ và cặp quan hệ từ cũng như sử dụng chúng một cách linh hoạt thì tương đối khó khăn đối với các em.
– Học sinh Tiểu học thì có đặc điểm nhanh nhớ nhưng cũng rất mau quên. Các bài tập được phân bố không tập trung, xen lẫn nhiều nội dung trong một tiết học dễ khiến học sinh nhầm lẫn nội dung này với nội dung kia.
– Một số học sinh có khả năng tiếp thu chưa tốt lại rơi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc học của con nên giao hết việc học của con cho giáo viên.
– Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức
còn thụ động, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cách học để nhớ lâu kiến thức.
– Học sinh chưa thuộc kỹ các quan hệ từ.
– Học sinh chưa thành thạo khi xác định mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu thị.
– Học sinh nhầm lẫn mối quan hệ giữa quan hệ từ này với quan hệ từ khác.
* Nguyên nhân chủ quan
– Một số học sinh có khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng phân tích chưa tốt nên không theo kịp các bạn dẫn đến chán và lười học.
– Tư duy của lứa tuổi Tiểu học chịu ảnh hưởng nhiều bởi trực quan sinh động nhưng yếu tố quan hệ từ đòi hỏi các em phải nắm được thuộc tính bên trong nó dẫn đến các em hay nhầm lẫn khi sử dụng.
– Khả năng tập trung ghi nhớ của học sinh chưa vững nên dễ nhớ nhưng rất nhanh quên.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân tôi nhận thấy việc giúp học sinh học thuộc các quan hệ từ và sử dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh nhất định là vô cùng quan trọng. Qua thời gian tìm tòi, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, tôi đã tìm được một số giải pháp giúp giải quyết vấn đề nêu trên.
III. Các giải pháp đã tiến hành
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 cùng với những khó khăn mà học sinh mắc phải. Qua kết quả khảo sát đầu năm cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh sử dụng sai quan hệ từ và xác định sai mối quan hệ mà quan hệ từ đó biểu thị, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, giúp học sinh lớp 5 hạn chế việc nhầm lẫn trong xác định quan hệ từ như sau:
– Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
– Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi
- Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
2.1 Hình thành khái niệm quan hệ từ
Muốn học sinh sử dụng quan hệ từ đúng thì việc giúp các em nắm chắc khái niệm “quan hệ từ” là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, khi hình thành kiến thức cho học sinh về quan hệ từ ở hoạt động 2 bài 11C: Môi trường quanh ta, tôi cho học sinh phân tích thật kĩ và cho biết từ in đậm dùng để làm gì trong các ví dụ sau:
Ví dụ:
Rừng say ngay và ấm nóng.
Ma Văn Kháng
Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Võ Quảng
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam
Bước 1: Tôi giao việc cho tất cả các cá nhân đọc, phân tích ví dụ và tìm câu trả lời.
Bước 2: Cá nhân trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình.
Bước 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thống nhất ý kiến trong nhóm rồi báo cáo với giáo viên.
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp: Các từ in đậm dùng để nối các từ ngữ và biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ được nối.
Tôi yêu cầu học sinh thảo luận và cho biết các từ in đậm đó dùng để nối các từ ngữ nào với nhau?
Sau khi thảo luận, tôi cho học sinh chia sẻ câu trả lời và chốt lại câu trả lời đúng:
Từ và nối từ say ngay với từ ấm nóng
Từ của nối từ tiếng hót với từ Họa Mi
Từ như nối từ hoa mai với hoa đào
Từ nhưng: trường hợp này khác những trường hợp trước, tôi giúp học sinh phân tích: từ nhưng đứng ở đầu một câu nên nó không nối các từ ngữ với nhau mà nó nối nội dung của hai câu văn với nhau.
Từ những ví dụ trên, học sinh dễ dàng rút ra được khái niệm về quan hệ từ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]