SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ thông

Giá:
50.000 đ
Môn: Tiếng Việt
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 222
Lượt tải: 1
Số trang: 22
Tác giả: Phạm Thị Hồng Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 22
Tác giả: Phạm Thị Hồng Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ thông” triển khai các biện pháp như sau: 

2.3.1. Thay đổi nhận thức của bản thân giáo viên
2.3.2. Triển khai nội dung đề án đến học sinh và cha mẹ học sinh
2.3.3. Thống kê lỗi lệch chuẩn cơ bản của học sinh
2.3.4. Tổng hợp, lập danh sách những học sinh mắc lỗi nói-viết lệch chuẩn, lên kế hoạch sửa lỗi cho học sinh
2.3.5. Một số biện pháp sửa lỗi cụ thể
2.3.5.1. Lỗi lẫn lộn thanh ngã và thanh hỏi
2.3.5.2. Lỗi lẫn lộn phụ âm đầu đặc biệt âm L với âm N
2.3.5.3. Lỗi lẫn lộn Tr với Ch
2.3.5.4. Lẫn lộn S và X
2.3.5.5. Lẫn lộn R, D và Gi
2.3.5.6. Lỗi triệt tiêu nguyên âm đôi hoặc biến âm

Mô tả sản phẩm

 

  1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài   

     Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng Việt của chúng ta cũng rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…những nhà văn, nhà thơ hiện nay ở miền Bắc và ở miền Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá tri, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình với bao công sức dồi mài…”[1]. Lời khẳng định ấy của cố Thủ tướng phần nào đã giúp ta nhận thấy được giá trị của tiếng Việt và thêm tự hào về tiếng nói của dân tộc. Đồng thời, cũng giúp ta nhận thức đầy đủ hơn vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt.

     Để thực hiện được nhiệm vụ đó, một trong những yêu cầu không thể xem nhẹ đó là việc nói chuẩn và viết chuẩn tiếng phổ thông. Thế nhưng trong thực tế hiện nay, việc nói và viết chưa chuẩn tiếng phổ thông còn khá phổ biến ở các địa phương trong đó có địa phương Thanh Hóa. Quảng Thạch là một xã ven biển của huyện Quảng Xương nên việc các em nói-viết(đặc biệt là ngôn ngữ nói) chưa chuẩn tiếng phổ thông là điều không tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nguyên nhân lớn nhất phải kể đến đó là tính thổ âm, thổ ngữ mang nét đặc trưng riêng của vùng miền. Nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và trở thành một thói quen ngôn ngữ rất khó để thay đổi. Tất cả chúng ta đều không ai phủ nhận rằng giọng nói là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của cuộc giao tiếp. Lời nói, giọng điệu nói chưa chuẩn là yếu tố cản trở sự thành công của mỗi người trong cuộc sống.  Mặt khác, khi nói chưa chuẩn sẽ dẫn đến hệ lụy tiếp theo là đọc, viết sẽ mắc nhiều lỗi chính tả.

     Lời nói của người Thanh Hóa mang nặng tiếng địa phương, lệch chuẩn rất nhiều. Có lẽ vì thế mà giọng nói của người Thanh Hóa rất dễ nhận ra và không thể lẫn lộn với tiếng nói của các vùng miền khác trong cả nước. Nhiều khi nó trở thành đề tài bàn tán của đám đông. Thực tế này khiến những người có ý thức sâu sắc về tiếng nói của mình cảm thấy trăn trở, băn khoăn.

     Để khắc phục tình trạng nói, viết chưa chưa chuẩn tiếng phổ thông, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương đã triển khai Kế hoạch 04 về việc:“Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở” và yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện ngiêm túc thực hiện.

     Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, phụ trách giảng dạy môn Tiếng Việt, tôi ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hiện nói chuẩn và viết chuẩn tiếng phổ thông. Vì vậy, tôi mạnh dạn lực chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ thông.

1.2.Mục đích nghiên cứu

    Thông qua nghiên cứu giúp bản thân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông. Từ đó rèn cho mình kĩ năng nói-viết tiếng Việt chuẩn tiếng phổ thông.

    Triển khai rộng rãi nội dung chuyên đề đến toàn thể học sinh, đặc biệt là những đối tượng học sinh bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy nhằm góp phần thực hiện thành công Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cở giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn toàn huyện”.

    Thông qua nghiên cứu và triển khai thực hiện Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cở”, giúp tôi định hướng nội dung, giải pháp cụ thể  để bản thân, học sinh và đồng nghiệp từng bước khắc phục những lệch chuẩn của tiếng địa phương, tiến tới nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông.

1.3.Đối tượng nghiên cứu

   – CBGV và học sinh lớp 5B, 5C trường Tiểu học Quảng Thạch.

1.4.Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết

– Phương pháp quan sát khoa học

– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

– Phương pháp thực nghiệm

– Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

1.5. Những điểm mới của SKKN

    Việc triển khai thực hiện Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương  về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở” cùng với việc chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ thông”  đã giúp bản thân tôi có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc nói chuẩn và viết chuẩn tiếng phổ thông; có ý thức hơn trong việc khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt của bản thân và học sinh, điều mà trước đây bản thân tôi và nhiều đồng chí giáo viên khác đã làm nhưng chưa thực sự đề cao và chú trọng.

    Bên cạnh những qui tắc chính tả mà các em đã được dần làm quen trong suốt quá trình học, đề tài nghiên cứu của tôi còn đưa ra một số biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt chuẩn phổ thông.  Góp phần thực hiện thành công Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương và quan trọng hơn cả là góp phần giữ gìn sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt. 

    Thông qua việc triển khai Kế hoạch 04 và áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt một cách đều đặn và xuyên suốt quá trình học, học sinh sẽ ý thức được lỗi lệch chuẩn của mình trong nói và viết. Từ đó tự xây dựng cho mình mục tiêu khắc phục nhằm hướng tới nói chuẩn và viết chuẩn tiếng Việt phổ thông. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của các em trong cuộc sống.

  

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận

    Tiếng địa phương là từ ngữ và giọng điệu mang nét đặc trưng riêng của vùng miền, thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương đặc biệt là tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm.

    Trong trường học, mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ phải là ngôn ngữ chuẩn Tiếng Việt phổ thông (ngoại trừ việc cần thể hiện sắc thái địa phương nhằm dụng ý nghệ thuật). Nói và viết theo tiếng địa phương là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người thầy, thậm chí là sai kiến thức, làm sai lệch thông tin hoặc gây sự trào lộng, hài hước. 

    Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả, biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch, nhã nhặn chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ quan văn hóa.

    Để có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông, trước hết, người thầy phải là tấm gương nói chuẩn, viết chuẩn cho học sinh học tập và noi theo.

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

     Hiện nay, nói-viết chưa chuẩn tiếng phổ thông là tình trạng rất phổ biến ở tất cả các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh. Tình trạng ấy thể hiện rõ nhất ở các trường học thuộc khu vực nông thôn trong đó có địa phương Quảng Thạch. Điều đáng nói là việc nói – viết chưa chuẩn tiếng phổ thông không chỉ xảy ra ở đối tượng học sinh mà còn là hiện tượng phổ biến ở giáo viên -những người trực tiếp đứng lớp, hàng ngày đang thực hiện nhiệm vụ truyền tải kiến thức và rèn lời ăn, tiếng nói cho các em. 

2.2.1.Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn

* Lệch chuẩn về từ ngữ

   Nhìn nhận ở góc độ từ ngữ, tiếng địa phương Thanh Hóa lệch chuẩn ở rất nhiều nhóm từ. Trong đó phải kể đến:

– Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi: đâu/mô, kia/tê, kia kìa/ tê tề, nọ/nứ, nớ…

– Nhóm từ xưng hô: mi, tau, choa, bay, nhà va, hấn…

– Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt ở cuối câu:  thế à/ rứa vá, rứa vớ; nhé/ nhá;  đấy, đó/ đá…

– Nhóm từ lệch do biến âm quá xa so với âm gốc thành từ địa phương: nghĩ ngợi/ ngẩy ngợi; về/viền, trỗ bông/ lổ bông, làm/mằn, gỡ/khở, bế/ bỏng…

* Lệch chuẩn về thanh điệu

   Người Thanh Hóa thường phát âm và viết sai, lẫn lộn dấu hỏi/ dấu ngã. Đây là sự lệch chuẩn phổ biến nhất ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Cụ thể có ba cách nói, viết sai về thanh điệu:

  • Dấu hỏi -> dấu ngã: chào hỏi-> chào hõi…

  –    Dấu ngã -> dấu hỏi: cơn bão -> cơn bảo…

  –    Lẫn lộn cả hai chiều

* Lệch chuẩn về phụ âm đầu

– Phát âm sai các phụ âm quặt lưỡi, không phân biệt các cặp phụ âm: s/x, r/d,gi; ch/tr: róc rách -> dóc dách; sạch sẽ -> xạch xẽ…

– Không phân biệt l/n (đặc biệt là vùng biển) là -> nà; cái nôi ->cái lôi…

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5.
5
Toán học
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)