SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong văn miêu tả
- Mã tài liệu: BM5106 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 190 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Ngô Quyền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Ngô Quyền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong văn miêu tả” triển khai các biện pháp như sau:
1.Biện pháp 1: Làm giàu vốn từ cho học sinh bằng thực tế cuộc sống hằng ngày
xung quanh các em
2. Biện pháp 2: Làm giàu vốn từ cho học sinh qua việc dạy tích hợp các môn học
3. Biện pháp 3: Biện pháp tổng hợp và phân tích miêu tả lỗi sai trong bài văn
4. Biện pháp 4: Các dạng bài tập hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu trong văn miêu
tả cho học sinh lớp 5
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học. Tập làm văn giúp cho học sinh tạo ra văn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản. Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập làm văn bao gồm:
– Cung cấp kiến thức và hình thành,phát triển các kĩ năng bộ phận, góp phần hình thành và phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản.
– Cung cấp tri thức về các dạng nghi thức lời nói, rèn kĩ năng nói theo các nghi thức đó.
– Rèn kĩ năng nói, viết các ngôn bản thông thường và một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.
– Rèn các kĩ năng đặc thù phù hợp với mỗi dạng bài, kiểu bài Tập làm văn (như kĩ năng quan sát trong văn miêu tả; kĩ năng xây dựng cốt cốt truyện, chi tiết, tình tiết trong văn kể chuyện).
– Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, phần lớn nội dung kiến thức dành cho văn miêu tả: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối… Là lớp cuối cấp nên các em chính thức được học môn Tập làm văn thông qua việc phát triển các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài Tập làm văn viết, đồng thời được học tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng một bài Tập làm văn viết hoàn chỉnh. Có thể nói, đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn Tập làm văn viết ở các cấp học tiếp theo.
Trong thực tế dạy học tại lớp 5A-Trường Tiểu học Đông Sơn, tôiđọc rất nhiều bài văn miêu tả của học sinh thể hiện được khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượngphong phú của các em. Tuy nhiên, những lỗi mà các em mắc phải khi làm mộtbài Tập làm văn miêu tả cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiềunhất chính là lỗi dùng từ, đặt câu. Về phần cá nhân, tôi nhận thấy rằng,để dạy và học phân môn Tập làm văn được tốt thì việc nghiên cứu các lỗi vềdùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn của học sinh là công việc rất cần thiết. Việc làm này giúp cho giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra nhữnghạn chế của học sinh khi làm bài Tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy họcTập làm văn nói chung và dạng bài văn miêu tả nói riêng cho các em phù hợp và hiệu quả hơn.
Chính vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu các lỗi dùng từ đặt câu trong văn miêu tả của học sinh lớp tôi chủnhiệm, tôi xin trình bày nội dung này dưới dạng văn bản với tiêu đề: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Đông Sơn sửa lỗi dùng từ đặt câu trong văn miêu tả.
- Mục đích nghiên cứu.
– Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5, tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi dùng từ, đặt câu mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học.
– Giúp học sinh có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá.
– Giúp giáo viên tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm văn nói chung và giảng dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
– Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
III. Đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng: Các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5; Nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó.
-Phạm vi: Thống kê, phân loại, chữa lỗi dùng từ và đặt câu trong c¸c bµi tËp lµm v¨nmiêu tả của học sinh Tiểu học lớp 5A trường Tiểu học Đông Sơn năm học ……..
- Phương pháp nghiên cứu.
– Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
– Phương pháp khảo sát, phân tích thực trạng:
+ Khảo sát bài kiểm tra giữa kì 1 năm học …….của khối 5.
+ Khảo sát các bài tập làm văn miêu tả của lớp 5A.
– Tổng hợp số liệu.
– Phương pháp khảo nghiệm, áp dụng vào thực tế: Vận dụng kinh nghiệm giảng dạy mảng kiến thức vào thực tế.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận.
- Một số đăc điểm của từ và câu
1.1 Khái niệm từ
Từ là đơn vị hiển nhiên của ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp, có thể hiểu từlà đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và hoạt động tự do trong câu.
Từ có những đặc điểm:
– Có hình thức âm và ý nghĩa.
– Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc.
– Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ.
Từ có hai chức năng cơ bản:
– Chức năng biểu nghĩa (biểu thị sự vật, hiện tượng…).
– Chức năng tạo câu.
Tóm lại, từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhấtđịnh, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt nhỏnhất để tạo câu.[2]
1.2 Khái niệm câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kếtthúc mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm theo thái độ của người nóihoặc biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tưtưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
Câu là đơn vị dùng từ đúng hơn là dùng ngữ mà cấu tạo bên trong quátrình tư duy thông báo, nó có nghĩa là hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp, cótính chất độc lập. Câu là một tập hợp từ được nối với nhau để diễn tả một ý tưởng tươngđối trọn vẹn. Khi nói phải ngắt giọng với câu, khi viết phải đánh dấu cuối câubằng một trong các dấu “.”, “?”, “!”.Có rất nhiều định nghĩa về câu, từ những định nghĩa trên ta đi đến mộtđịnh nghĩa tương đối đầy đủ về câu: Câu là một đơn vị ngôn ngữ được cấu tạobằng một cụm từ chứa đựng một nòng cốt cú pháp nhất định, diễn tả một nộidung thông báo hoàn chỉnh và có quan hệ với thực tế khách quan.[2]
1.3 Quy tắc sử dụng từ:
1.3.1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là một đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu mặt âmthanh và hình thức cấu tạo. Chonên, khi viết văn bản cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từđược sử dụng. Nếu không sẽ không biểu hiện được chính xác và không làmcho người đọc văn bản lĩnh hội được chính xác nội dung, ý nghĩa.
1.3.2 Dùng từ phải đúng về nghĩa
Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa sự vật cả nghĩa biểu thái, bao gồm cả nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩa chuyển đổi,nghĩa phát sinh). Đây là hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Khi muốn sử dụngmột từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốccủa từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Nếu không việc dùng từ sẽ mắc lỗi.
1.3.3 Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản luôn luôn có mối quanhệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần thiết lậpcho đúng các quan hệ kết hợp của các từ, vì các quan hệ này do bản chất ngữnghĩa – ngữ pháp của các từ quy định. Nếu không sẽ mắc lỗi khi dùng từ.
1.3.4 Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ
Mỗi phong cách ngôn ngữ văn bản được sử dụng trong một phạm vinhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định,hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Vì thế, khi dùng từtrong văn bản cần ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ cho đúng vàphù hợp. Nếu không sẽ mắc lỗi về phong cách.
1.3.5 Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
1.3.6 Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáorỗng công thức.Dẫnđến những câu văn “đao to búa lớn” mà chung chung, nội dung nghèo nàn. [2]
1.4 Quy tắc thành lập câu
1.4.1 Phải viết đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt
– Đầy đủ thành phần câu.
– Đảm bảo đúng trật tự từ trong câu (do tiếng Việt là ngôn ngữđược loại hình đơn lập có đặc điểm quan trọng là từ không biến hình).
1.4.2 Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt
Tức là, các nét nghĩa trong câu không mâu thuẫn nhau, thể hiện:
– Phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan.
– Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logic.
– Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập là quan hệ đồng loại (cùng mộtphạm trù ngữ nghĩa).
1.4.3. Câu phải có thông tin mới: đây là một yêu cầu đủ để đặt câu đúng.
1.4.4. Câu phâỉ đánh dấu câu phù hợp:
Đây là yêu cầu quan trọng để làmcho các quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa được tách bạch, rõ ràng, tránh chongười đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu.
1.4.5 Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản.
1.4.6 Phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
1.4.7 Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. [2]
- Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học
Trẻ em là một thực thể hồn nhiên, vô tư và tiềm tàng khả năng pháttriển. Các em tiếp xúc với xung quanh, với xã hội và đánh giá, nhận xét mốiquan hệ đó theo chuẩn mực của bản thân. Tất cả hiện tại và tương lai trướcmắt các em vừa đơn giản nhưng cũng hết sức bí ẩn và hấp dẫn đối với các em.
Dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học là cần thiết, phù hợp với tâm lícủa trẻ: ưa tìm tòi, thích quan sát, khám phá và nhận xét cuộc sống xung quanh.
Đối với học sinh lớp 5, các em đã có vốn sống nhấtđịnh, đã bước đầu biết phân tích mối quan hệ giữa người với người trongnhững môi trường khác nhau, có thể thể hiện những sự kiện mà các em đãquan sát thấy trong cuộc sống bằng ngôn từ của chính các em.
Mặt khác, bước vào giai đoạn này (thời kì từ 10 đến 11 tuổi), sự cânbằng trong cơ thể trẻ đang bị phá vỡ, các em dễ xúc động cao. Tình trạngdâng cao cảm xúc khiến cho trẻ ở độ tuổi này có sự thay đổi đáng kể. Nếunhư ở giai đoạn trước, hoạt động sáng tạo mà trẻ yêu thích là vẽ thì ở giaiđoạn này lại là hoạt động sáng tạo bằng lời. Ở giai đoạn này, trẻ yêu thíchsáng tạo văn học, điều này thể hiện qua những trang văn miêu tả của các em.Những trang văn của trẻ là một thế giới trong sáng vô ngần mà ở đó ta sẽ thấynhững cái vừa đơn giản vừa mới lạ, hiểu và sẻ chia những cảm xúc, nhữngrung động, những lời đề nghị hết sức thân ái và xúc động mà đôi khi chúng takhông để ý, thờ ơ…
- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 bao gồm những kiểu bài sau:
– Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày gồm 16 tiết.
– Miêu tả cảnh (18 tiết).
– Miêu tả người (15 tiết).
– Ôn tập tả đồ vật (4 tiết).
– Ôn tập tả cây cối (3 tiết).
– Ôn tập tả đồ vật (3 tiết).
Như vậy, dạng văn miêu tả chiếm thời lượng chủ yếu trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5.Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng màcác em yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình, học sinh phải gửigắm tình yêu thương của mình với những gì mình miêu tả. Bài văn có đảm bảo yêu cầu này không còn phụ thuộc vào cách dùng từ, đặt câu của học sinh.
Sau khi tìm hiểu những vấn đề về đặc điểm của từvà câu, quy tắc thành lập câu, quy tắc sử dụng từ… Đây là một trong số nhữngvấn đề rất quan trọng để thấy được những quy tắc chuẩn và các lỗi mà họcsinh dễ nhầm lẫn. Từ đó làm cơ sở khoa học để nghiên cứu khảo sát thựctrạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5và tìm ra các nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Qua đó góp phần nâng caokhả năng dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 5.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]