SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 khắc phục những khó khăn, sai lầm thường gặp khi học về phương trình và bất phương trình
- Mã tài liệu: BM8222 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3196 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Thanh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Thanh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 khắc phục những khó khăn, sai lầm thường gặp khi học về phương trình và bất phương trình” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp thứ nhất: Chỉ ra, hệ thống hóa những khó khăn, sai lầm thường gặp của học sinh và phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi học về phương trình và bất phương trình.
3.2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường các hoạt động sư phạm để trang bị đầy đủ, chính xác các khái niệm, định lý về phương trình và bất phương trình.
3.3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần kiến tạo các tình huống dễ dẩn đến sai lầm để học sinh được thử thách và rèn luyện thường xuyên qua những sai lầm đó.
3.4. Biện pháp thứ tư: Theo dõi diễn biến các giai đoạn có thể dẫn đến sai lầm của học sinh khi học phương trình và bất phương trình.
3.5. Biện pháp thứ năm: Yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ trình tự giải một bài toán trong khi giải phương trình, bất phương trình.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài. | |
2. Mục đích nghiên cứu. | |
3. Đối tượng nghiên cứu. | |
4. Phương pháp nghiên cứu. | |
II. NỘI DUNG. | |
1. Cơ sở lí luận. | |
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
3. Các biện pháp sư phạm giúp học sinh khắc phục những khó khăn và sai lầm thường gặp khi học về phương trình và bất phương trình. | |
3.1. Biện pháp thứ nhất: Chỉ ra, hệ thống hóa những khó khăn, sai lầm thường gặp của học sinh và phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi học về phương trình và bất phương trình. | |
3.1. Biện pháp thứ hai: Tăng cường các hoạt động sư phạm để trang bị đầy đủ, chính xác các khái niệm, định lý về phương trình và bất phương trình. | |
3.3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần kiến tạo các tình huống dễ dẩn đến sai lầm để học sinh được thử thách và rèn luyện thường xuyên qua những sai lầm đó. | |
3.3. Biện pháp thứ tư: Theo dõi diễn biến các giai đoạn có thể dẫn đến sai lầm của học sinh khi học phương trình và bất phương trình. | |
3.5. Biện pháp thứ năm: Yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ trình tự giải một bài toán trong khi giải phương trình, bất phương trình. | |
4. Kết quả đạt được khi áp dụng các biện pháp sư phạm giúp học sinh khắc phục khó khăn và sai lầm khi học phương trình và bất phương trình. | |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: | |
1. Kết luận: | |
2. Kiến nghị: | |
Tài liệu tham khảo | |
Phụ lục |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Toán học là một môn khoa học quan trọng và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống cũng như trong các ngành nghề khác nhau. Toán học giúp chúng ta trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo, tư duy logic, khái quát hóa, trừu tượng hóa, khả năng phân tích và tổng hợp. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như cần cù, nhẫn nại, tự lực tự cường, ý chí vượt khó, tính chính xác. Dù bạn phục vụ ngành nào, trong công tác nào thì kiến thức và phương pháp toán cũng rất cần cho bạn. Đó chính là lý do chương trình giáo dục hiện nay luôn xem Toán học là một trong các môn học chính, không thể thay thế.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy chất lượng dạy học Toán còn chưa tốt, thể hiện ở năng lực giải toán của học sinh còn hạn chế do học sinh vi phạm nhiều sai lầm về kiến thức, phương pháp toán học. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là giáo viên còn chưa chú ý một cách đúng mức việc phát hiện, tìm ra nguyên nhân và sửa chữa các sai lầm cho học sinh ngay trong các giờ học Toán để từ đó học sinh nhận thức được sai lầm, tìm ra nguyên nhân và những biện pháp sửa chữa kịp thời, hạn chế các sai lầm này, nhằm rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học toán ở trường THCS.
Trong chương trình Toán THCS, đặc biệt là lớp 8, khái niệm phương trình và bất phương trình là những khái niệm rất quan trọng. Phương trình và bất phương trình là một trong những nội dung cơ bản xuyên suốt toàn bộ chương trình. Nội dung này liên quan mật thiết với những nội dung khác trong chương trình như phân tích đa thức thành nhân tử, phân thức đại số, hàm số, những phép biến đổi đồng nhất… ngoài ra còn phục vụ cho việc giải quyết nhiều bài toán hình học như đo độ dài, diện tích, thể tích và giải quyết nhiều bài toán thực tế thông qua việc giải bài toán bằng cách lập phương trình… Bên cạnh đó, phương trình và bất phương trình còn là nội dung quan trọng để học sinh giải các bài tập ở các môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí … Học sinh học tốt nội dung phương trình và bất phương trình sẽ giúp các em học tốt các môn học khác.
Thực trạng dạy học phương trình và bất phương trình ở trường THCS hiện nay cho thấy tình trạng khá phổ biến là học sinh chỉ chú ý học thuộc các định nghĩa, khái niệm, định lí một cách máy móc, hình thức mà xem nhẹ việc nắm vững ngữ nghĩa và cú pháp của các khái niệm, định lí, công thức đó, đồng thời khả năng vận dụng vào giải các bài tập còn rất hạn chế. Do đó làm cho học sinh lúng túng, gặp nhiều khó khăn và phạm nhiều sai lầm khi giải toán nói chung và giải phương trình và bất phương trình nói riêng.
Vì vậy, nếu hệ thống hoá được các khó khăn và sai lầm thường gặp ở học sinh THCS khi học phương trình và bất phương trình từ đó đề xuất các biện pháp sư phạm giúp học sinh khắc phục các khó khăn và sửa chữa các sai lầm này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phương trình và bất phương trình nói riêng và hiệu quả dạy học toán ở trường THCS nói chung. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 khắc phục những khó khăn, sai lầm thường gặp khi học về Phương trình và Bất phương trình trường THCS Thị Trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Mục đích nghiên cứu.
– Tìm hiểu thực trạng việc dạy học toán nói chung và dạy học phương trình và bất phương trình của học sinh lớp 8 ở trường THCS Thị Trấn năm học ………… nói riêng.
– Từ kết quả nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn và sai lầm thường gặp khi học “ Phương trình và Bất phương trình”.
- Đối tượng nghiên cứu.
Những khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh lớp 8 khi học phương trình và bất phương trình trường THCS Thị Trấn.
- Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
– Tham khảo các loại tài liệu liên quan để phát hiện, phân loại những sai lầm học sinh thường mắc phải, từ đó tìm hiểu các biện pháp để khắc phục.
4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
+ Dự giờ của các đồng nghiệp để tìm hiểu và rút kinh nghiệm.
+ Phân tích kết quả học tập của học sinh, kết quả các bài kiểm tra, vở bài tập của học sinh.
4.3. Phương pháp điều tra
+ Điều tra, tìm hiểu qua các đồng nghiệp về những sai lầm của học sinh khi học về phương trình và bất phương trình.
4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
+ Nghiên cứu giáo án của giáo viên.
+ Nghiên cứu khả năng tiếp nhận của học sinh sau một quá trình học tập.
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
+ Áp dụng vào thực tế dạy học các biện pháp khắc phục khó khăn và sai lầm thường gặp ở học sinh khi học phương trình và bất phương trình. Thu nhận và đánh giá kết quả đạt được.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]