SKKN Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3
- Mã tài liệu: BM3004 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 176 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nhận biết tên các nốt nhạc
2. Nhận biết khuông nhạc và khóa Son
3. Nhận biết một số hình nốt nhạc
4. Nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc dạy Âm nhạc ở bậc Tiểu học góp phần hình thành cho học sinh một số kiến thức ban đầu về ca hát. Âm nhạc góp phần tạo cho các em một tinh thần vui tươi, thoải mái để các em học tốt các môn học khác và giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Ở lớp 1, lớp 2 và đầu năm học lớp 3 các em chủ yếu được làm quen với phân môn học hát. Nhưng đến đến học kì 2 của năm học lớp 3 các em không chỉ được học các bài hát mà còn học thêm một số kí hiệu âm nhạc. Tuy ở lớp 3 chưa yêu cầu các em phải tập đọc nhạc nhưng các em phải nắm được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định như tên nốt nhạc, khuông nhạc, khóa Son. Nhận biết được các hình nốt nhạc cơ bản và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Đây là một yêu cầu mới đối với học sinh lớp 3 và đòi hỏi năng lực truyền đạt của giáo viên để học sinh nắm được lượng kiến thức này.
Đã vậy trong chương trình tập bài hát lớp 3 hiện nay chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa. Các tài liệu, đồ dùng minh họa trực quan liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm thì không có.
Tôi nhận thấy việc nắm vững một số kí hiệu âm nhạc ở lớp 3 là vô cùng quan trọng. Nó là tiền đề để lên lớp 4, lớp 5 các em có thể học được và học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh không thể đọc được bài tập đọc nhạc khi không nhận biết được nốt nhạc
Vậy làm thế nào để các em nắm vững được các kí hiệu âm nhạc này. Là một giáo viên mới ra trường tuy kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng bằng sự nổ lực học hỏi và lòng nhiệt tình của bản thân. Tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc” để làm cơ sở nghiên cứu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy, đưa ra các biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc.
– Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3.
– Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu trường Tiểu học Xuân Lộc Thường Xuân Thanh hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Các biện pháp giúp học sinh trường Tiểu học Xuân Lộc, Thường Xuân nắm vững các kí hiệu Âm nhạc trong chương trình lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp khảo sát.
– Phương pháp vấn đáp.
– Phương pháp thuyết trình.
– Phương pháp thu thập, sử lí số liệu.
– Phương pháp trình bày.
– Phương pháp trực quan.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ở lớp 1,2,3 học sinh học Âm nhạc trong môn Nghệ thuật. Việc học Âm nhạc chủ yếu là học các bài hát kết hợp một số hoạt động (hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động phụ họa). Ở giai đoạn 2 của năm lớp 3, học sinh được tiếp cận với một vài kí hiệu ghi nhạc như khuông nhạc, khóa Son, các hình nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. Đến lớp 4 việc học Âm nhạc chuyển sang giai đoạn mới. Vừa học các bài hát, vừa học tập đọc nhạc.
Xuất phát từ tình hình thực tế khi dạy phần tập đọc nhạc trong bộ môn Âm nhạc, việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc với học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Trong chương trình lớp 4 dù chỉ là những bài tập đơn giản, với học sinh trường tôi để xác định nhanh, đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc là một điều khó khăn. Hơn nữa việc làm quen với khuông nhạc, vị trí các nốt nhạc các em lại được học ở lớp 3. Nếu lớp 3 các em không nắm vững kiến thức này thì lên lớp 4, 5 các em không thể học được tập đọc nhạc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
Trường tiểu học Xuân Lộc cách trung tâm huyện khoảng 25km, với đặc thù là một xã có điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, địa bàn dân cư tương đối rộng gồm 5 thôn, tình hình chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn tương đối ổn định.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo nên chất lượng giáo dục của trường ngày càng được phát triển. Nhà trường đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng Chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Môn âm nhạc được đa số học sinh yêu thích và đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt nhất.
* Khó khăn:
Môn học Âm Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế. Học sinh chỉ mới biết hát lời các bài hát chứ chưa hiểu về các kí hiệu âm nhạc …
Nhà trường đã có đàn dành cho giáo viên nhưng chưa có phòng học riêng cho môn Âm nhạc nên còn bất cập khi giảng dạy.
Trang thiết bị và đồ dùng phục vụ giảng dạy môn Âm nhạc còn thiếu thốn nhiều.
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nắm vững các kí hiệu âm nhạc.
Kết quả khảo sát kiến thức về các kí hiệu âm nhạc ở lớp 3 đã học của 50 học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Xuân Lộc cuối năm học ……….như sau:
Tổng số HS | Nhận biết được | Chưa nhận biết được | ||
50 | Số lượng HS | % | Số lượng HS | % |
14 | 28 | 36 | 72 |
Theo kết quả khảo sát ta nhận thấy tỉ lệ học sinh nhận biết được các kí hiệu âm nhạc là rất ít trong khi đó phần đa các em chưa nhận biết được.
Bằng kinh nghiệm giảng dạy hơn 8 năm. Tuy thời gian không dài nhưng bản thân luôn cố gắng trau dồi kinh nghiệm và tìm tòi nhiều phương pháp mới giúp học sinh học tốt bộ môn âm nhạc. Bản thân đã luôn tìm tòi mọi biện pháp để học sinh có thể nắm vững được các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3. Tôi đã đề xuất và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Tiểu học Xuân Lộc cho phép tôi được áp dụng: “Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc”
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Vấn đề đặt ra ở đây là một số kiến thức về kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của các em. Thời lượng để các em luyện tập lại quá ít. Vì vậy để giúp học sinh lớp 3 dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức đó, tôi đã thực hiện những biện pháp sau:
2.3.1. Nhận biết tên các nốt nhạc
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh có thể nêu đúng tên nốt nhạc nhưng kể tên các nốt nhạc lại không đúng thứ tự. Học sinh muốn ôn luyện nhưng trong tập bài hát không có nội dung này. Như vậy khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc học sinh dễ nhầm lẫn.
Để khắc phục khó khăn trên sau khi giúp học sinh nắm được tên gọi của 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tạo cho các em không khí vui tươi, thoải mái để tiếp thu một cách dễ dàng hơn
Đầu tiên để học sinh ghi nhớ được tên gọi 7 nốt nhạc tôi tiến hành cho các em chơi trò chơi “Bảy anh em” – Nghệ thuật 3
Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si.
Bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tự như trên. Giáo viên gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp “Tên tôi là …” theo tên nốt đã được quy định rồi giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc. Giáo viên gọi em khác thay thế và cuộc chơi tiếp tục. Giáo viên gọi tên nhanh hơn và học sinh xưng tên cũng phải nhanh chóng nói đúng tên mình. [1]
Ngoài việc sử dùng trò chơi như sách nghệ thuật 3 hướng dẫn. Tôi tiến hành cho các em chơi trò chơi “Bảy nốt nhạc vui”.
Cách 1: – Giáo viên gọi 7 em lên bảng mỗi em tương ứng với một tên nốt nhạc và đứng theo thứ tự
Đô Rê Mi Pha Son La Si
– Giáo viên đặt câu hỏi theo tiết tấu bài hát “Sắp đến tết rồi”
……o…………o…………o……….o
Tên em là gì?
– Đồng thời đưa tay hướng vào học sinh cần hỏi. Hướng vào học sinh nào thì học sinh đó sẽ trả lời cũng theo tiết tấu bài hát “Sắp đến tết rồi”:
……o…………o…………o……….o
Em là nốt ….
– Ví dụ giáo viên chỉ vào em học sinh thứ 5 và hỏi: Tên em là gì? Học sinh trả lời: Em là nốt Son. Cứ như vậy giáo viên gọi bất kì theo tốc độ nhanh dần học sinh trả lời nhanh và chính xác.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]