SKKN Một số biện pháp giúp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả tại trường tiểu học
- Mã tài liệu: BM0095 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1389 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Ngọc Lâm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Ngọc Lâm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả tại trường tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng nội quy lớp học ngay từ những buổi đầu
2. Tổ chức các hoạt động tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi học trực tuyến
3. Chú trọng và đề cao kịp thời hành động của học sinh
4. Huy động sự đồng hành của PHHS
5. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang đem lại cho con người nhiều cơ hội phát triển cũng như đặt ra nhiều thách thức mới đối với các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt ngành Giáo dục có ảnh hưởng và trực tiếp góp phần tạo ra những thay đổi đó, là ngành cần tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng và khắc phục những khó khăn do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem lại.
Năm học 2019-2020 là năm học có nhiều biến động do dịch Covid-19 (SARS-CoV-2) gây ra. Như các thầy cô đã nắm được, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Học sinh cả nước nghỉ học từ ngày 3/2/2020 đến ngày 4/5/2020 mới bắt đầu quay trở lại trường học. Trong thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh trong những ngày nghỉ dịch. Ngày 27/3/2020, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành Công văn số 967 về việc hướng dẫn dạy học trên truyền hình và dạy học trực tuyến, theo đó cho phép các nhà trường kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh. Qua đây, các thầy cô cũng tiếp cận gần hơn với hình thức dạy học trực tuyến.
Là giáo viên chắc hẳn các thầy cô cũng đã từng trăn trở làm thế nào để giờ học diễn ra hiệu quả, không khí lớp học diễn ra thoải mái nhẹ nhàng với mình cũng như học sinh và làm thế nào để học sinh có hứng thú trong việc học?
Đối với một giờ học trên lớp, trong không gian lớp học, thầy và trò được trao đổi trực tiếp, các hoạt động diễn ra nhịp nhàng đôi khi vẫn không tránh khỏi sự nhàm chán hay hoạt động dạy – học chưa thực sự hiệu quả. Vậy khi học sinh học tập trực tuyến, không gian học tập bị hạn chế, tương tác giữa thầy cô và học sinh bị giảm đi đáng kể, làm thế nào để tiết học vẫn diễn ra một cách hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của mình hẳn là một bài toán mà các thầy cô quan tâm. Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của mình, cùng với việc thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời gian vừa qua, tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả” nhằm giúp các thầy cô có cách làm phù hợp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất khi tham gia học trực tuyến.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát, nhận xét
– Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
– Phương pháp thực nghiệm
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Học tập là quá trình nhận thức khách quan logic đi từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng rồi tác động ngược trở lại khách quan tạo ra sự thay đổi trong ý thức và hàng động của con người. Giáo dục là quy trình được tổ chức để thực hiện mục đích học tập, quy trình đó được hiện theo những nguyên lí của nhận thức và các bước của tư duy.
Dạy học ở Tiểu học có tính chất đặc thù và mang đậm bản chất của quá trình nhận thức. Học sinh nhận thức thế giới khách quan thông qua các hoạt động học tập kết hợp sự định hướng của người dạy nhằm chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân.
Việc tiếp nhận kiến thức được thực hiện qua nhiều kênh, trải nghiệm thực tế, học trực tiếp trên lớp, học qua truyền hình, học qua các phần mềm… Tuy nhiên không một phương pháp hay hình thức dạy học nào là không có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy việc kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học là vô cùng quan trọng.
Dạy học online qua mạng Internet là một hình thức nhằm thực hiện mục đích của giáo dục. Việc học online qua mạng Internet đảm bảo nguyên tắc cơ bản của quá trình nhận thức trong giáo dục. Bên cạnh đó việc học online còn có nhiều ưu điểm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, tạo nền tảng cho học sinh có các kĩ năng học lên các bậc học cao hơn.
Hiện nay việc dạy học online qua mạng internet đã được phổ biến rộng rãi nhưng về bản chất còn nhiều khó khăn và hiệu quả đem lại chưa thực sự cao.
2. Thực trạng
Việc tổ chức các hoạt động dạy học từ lâu đã được chú trọng với mục đích chung là giúp học sinh nắm được kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất. Trong trường học, để thực hiện được vấn đề này không phải là dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗi giáo viên chúng ta. Việc tổ chức dạy học có vai trò vô cùng to lớn trong việc truyền tải nội dung dạy học đến với học sinh, đảm bảo cho các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy để tổ chức một tiết dạy hiệu quả, thành công cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Là một giáo viên tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục để tạo môi trường học tập tốt giúp học sinh hứng thú, từ đó học sinh mới tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Thực trạng của vấn đề:
Thuận lợi:
– Giáo viên tích cực, hoạt bát, thích ứng nhanh với các kế hoạch mới, cập nhật công nghệ thông tin tốt
– HS ngoan, chủ động tiếp thu kiến thức
– GV và HS có đủ các phương tiện để tham gia học tập trực tuyến
– Được sự quan tâm, ủng hộ của PHHS và BGH nhà trường
Khó khăn:
– Cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng internet, cài đặt các trình duyệt hỗ trợ.
– Các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm.
– Các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời (bởi nếu giáo viên dạy nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài).
– Các bậc phụ huynh cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản mạng xã hội: zalo, facebook, intagram, biết truy cập youtube và biết truy cập các trình duyệt Internet.
– Một số gia đình bố mẹ chưa có thời gian để theo sát việc học tập của con
– Một số HS còn rụt rè, chưa mạnh dạn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]