SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi hứng thú với hoạt động phám phá khoa học

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 3-4 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 814
Lượt tải: 6
Số trang: 25
Tác giả: Ngô Thị Thùy
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Bảo Ngọc
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 25
Tác giả: Ngô Thị Thùy
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Bảo Ngọc
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi hứng thú với hoạt động phám phá khoa học” triển khai các biện pháp như sau: 

1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường và sử dụng môi trường hoạt động.
3. Biện pháp 3: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học MTXQ dưới nhiều hình thức khác nhau.
4. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám phá.
5. Biện pháp 5: Lồng vào một số hoạt động khác để gây hứng thú cho trẻ.
6. Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa cô giáo với phụ huynh.

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

Thứ tự Tên mục Số trang
1 – Trang bìa phụ
2 – Lời cảm ơn
3 – Mục lục
4 – Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
5 – PHẦN 1: Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài)
6 – PHẦN 2: Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)

I. Khảo sát thực tế

II. Biện pháp thực hiện.

1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức

2. Biện pháp 2: Tạo môi trường và sử dụng môi trường hoạt động.

3. Biện pháp 3: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học MTXQ dưới nhiều hình thức khác nhau. 

4. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám phá

5. Biện pháp 5: Lồng vào một số hoạt động khác để gây hứng thú cho trẻ

6. Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa cô giáo với phụ huynh.

III. Kết quả

7 – PhÇn 3: KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ.
8 – Tài liệu tham khảo

DANH MỤC VIẾT TẮT

– BGH – Ban giám hiệu
– KPKH – Khám phá khoa học
– MG – Mẫu giáo.
– SKKN – Sáng kiến kinh nghiệm
PTGT – Phương tiện giao thông
KNQS – Kỹ năng quan sát

                                A: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở khoa học của vấn đề

1. Cơ sở lý lý luận:

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành nên tính cách ban đầu cho trẻ. Ở trong trường mầm non  trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được làm quen với nhiều hoạt động khác nhau trong đó hoạt động khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ.Phát triển nhận thức đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kỹ năng nhận thức là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non- Sự phát triển triển về trí tuệ và sự gia tăng về khối  lượng tri thức.

Qua nghiên cứu của các nhà tâm lý học và các nhà giáo dục học đã chỉ ra rằng trẻ em là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng: Sự tăng trưởng và phát triển về trọng lượng của não và các dây thần kinh, sự hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, tâm lý, nhân cách. Vì vậy mà ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh?Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê trong những trò bắt bướm, hái hoa, trẻ rất thích nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những hạt mưa rơi tí tách. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc. Quả thực! Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kêt luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trẻ lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người . Khi trẻ được khám phá khoa học về môi trường xung quanh giúp trẻ tích lũy được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích lũy được những kiến thức,kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt : Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao cụ thể đó là:

 Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được khám phá khoa học về  môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng.

Đối với phát triển thể lực: Qua việc khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt,có đầu óc thoải mái,sảng khoái.

 Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người.

 Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ khám phá khoa học về  môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu được cái đệp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

 Đối với giáo dục lao động:  Qua việc cho trẻ khám phá khoa học về  môi trường xung quanh sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng lao động đơn giản.

 Như vậy: Thông qua việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ được phất triển toàn diện về các mặt, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển và đó là mục đích hàng đầu của nghành học Mầm non nói riêng và nghành giáo dục nói chung. Cho nên việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một việc làm rất thiết thực, cần thiết và nội dung cho trẻ khám phá về môi trường xung quanh đã được đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động và trẻ học ngay từ độ tuổi nhà trẻ tới độ tuổi tiếp theo.

2. Cơ sở thực tiễn:

       Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ rất dễ nhớ và mau quên và tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu và ở trẻ mẫu giáo bé trẻ rất thích tìm tòi, khám phá, trẻ có nhu cầu cao về nhận thức, trẻ say mê chơi, thích ngắm nhìn và thích hỏi, thích hòa nhập với xã hội.Khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽ phát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học , trẻ biết cách học, cách nghĩ cách hành động khám phá môi trường xung quanh. 

      Đứng trước thực tế lớp tôi, tôi thấy trẻ còn chưa hứng thú với giờ học khám phá, tôi thấy có nhiều cháu vẫn còn chưa gọi đúng tên một số sự vật, hiện tượng, chưa phân biệt rõ đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, con vật…….có nhiều cháu vẫn còn chưa tìm tòi và quan sát được những đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên,xã hội.Vì vậy tôi luôn cho trẻ quan sát, tiếp xúc vào các hoạt động, đối tượng nhiều lần bằng nhiều giác quan ( nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm ).Trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết đúng đắn về đối tượng. Cho trẻ tự nói lên những hiểu biết về đối tượng. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày ,vui chơi, lao động và các hoạt động khác. Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen

      Bản thân tôi thấy rằng hoạt động Khám phá khoa học về môi trường xung quanh có ý nghĩa rất lớn và có tác dụng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ và nó cũng một phần ảnh hưởng đến các môn học khác.Trên thực tế  hiện nay các tiết học “ Khám phá khoa học môi trường xung quanh ” cho trẻ 3-4tuổi còn nhiều hạn chế, các tiết dạy phần lớn còn thụ động, dập khuôn theo gợi ý hướng dẫn của chương trình nên trẻ chưa hứng thú học tập.Vì thế, là một giáo trực tiếp giảng dạy, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi lớp tôi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao.Đó chính là lý do tôi chon đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 hứng thú với hoạt động khám phá”     

a. Mục đích viết sáng kiến:

Giúp giáo viên nâng cao chuyên môn và các kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy hoạt động khám phá

– Giúp trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ, phân loại đối tượng trong hoạt động khám phá

– Cung cấp kinh nghiệm sống và kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, làm giàu và phong phú vốn từ cho trẻ

b. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu là: 27 trẻ lớp 3 tuổi C4

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong một năm học từ tháng  …….. đến tháng  ……..

c. Phương pháp thực hiện:

           Phương pháp 1: Phương pháp đàm thoại.

           Phương pháp 2: Phương pháp tìm kiếm, phát hiện. 

          Phương pháp 3: Phương pháp trò chơi.

          Phương pháp 4: Phương pháp dùng lời nói.

          Phương pháp 5: Phương pháp quan sát.

          Phương pháp 6: Phương pháp thực hành.

          Phương pháp 7: Phương pháp trực quan

          Phương pháp 8: Phương pháp thí nghiêm, so sánh.

II.  Khảo sát thực tế:

 1. Tình trạng khi chưa thực hiện:

Năm học  …….. tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C4. Tôi đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau.

a.Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Phòng GD- ĐT,  BGH nhà trường thường xuyên quan tâm bỗi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

– Giáo viên nhiệt tình yêu nghề,mến trẻ tích cực nghiên cứu tài liệu, ham học hỏi nâng cao chuyên môn.

 – Cơ sở vật chất phòng học khang trang, đồ dùng trang thiết bị được đầu tư đầy đủ.

– Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi việc học tập của con em mình với cô giáo

b. Khó khăn:

– Một số trẻ mới đến trường nên còn quấy khóc, chưa quen bạn cũng như cô giáo.

– Nhận thức của trẻ không đồng đều, 30% trẻ chưa qua lớp nhà trẻ.

– Đồ dùng dạy học chưa phong phú.

– Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú.

– Một số phụ huynh còn hạn chế về việc cho trẻ đi học chuyên cần ở trường mầm non, dẫn đến khó khăn trong trong việc rèn nề nếp học tập cho trẻ đặc biệt là hoạt động khám phá.

2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.

– Trước khi thực hiện đề tài tôi điều tra 100% trẻ ở nhóm lớp như sau:

                                    Bảng số liệu đầu năm

Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu
Kĩ năng quan sát SL % SL % SL % SL %
7/27 10 8/33 24 11/33 33 11/33 33
Kĩ năng nhận biết đối tượng 8/27 12 8/33 24 12/33 37 9/33 27

B. NỘI DUNG.

I. Biện pháp thực hiện.

1. Biện pháp 1 : Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Để một hoạt động khám phá khoa học thành công và trẻ được tiếp thu bài tốt thì trước tiên cô giáo phải nắm vững phương pháp, biện pháp và cách thức để tổ chức một giờ học. Bản thận tôi tự nhận thấy rằng. Hoạt động khám phá là 1 hoạt động nhận thức khó với trẻ mầm non, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi cũng thấy rộng và khó trong việc cung cấp kiến thức.Vì vậy để  một hoạt động  Khám Phá Khoa học đạt hiệu quả cao, trẻ hứng thú thì cô giáo phải là người nắm vững phương pháp lý luận diễn giải, đàm thoại, cách thức quan sát  bên cạnh đó cần có lời nói diễn cảm, thuyết phục đó là phương pháp chính để  giúp trẻ khám phá khoa học. Vì vậy mỗi khi lên kế hoạch tôi  bám sát vào chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra để lựa chọn nội dung phù hợp vừa sức với nhận thức của trẻ.

       Bản thân luôn phải tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, đọc sách báo, tham khảo tài liệu và intenet,thường xuyên soạn giảng mời giáo viên trong trường đến dự để nắm chính xác về kiến thức bộ môn và đối tượng cho trẻ khám phá. Từ đó giáo viên cung cấp kiến thức chính xác cho trẻ, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ.

Thường xuyên tự rèn luyện để có năng lực, kỹ năng vận dụng thành thạo và sáng tạo trong các tiết dạy. Tôi tập luyện phương pháp nói chuẩn nói diễn cảm thu hút trẻ vào tiết học , đưa ra những câu hỏi gợi mở để trẻ thích thú tìm tòi và khám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống, thiên nhiên, xã hội.Để từ đó trẻ hứng thú  tham gia vào tiết học. 

Bên cạnh đó tôi còn tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn của huyện, cũng như của trường để nắm bắt được những vấn đề đổi mới, áp dụng vào trong giảng dạy. 

                                      Hình ảnh minh họa.

Qua việc học hỏi và nắm bắt được cách thức tổ chức một hoạt động khám phá khoa học mà mỗi khi lên lớp tôi thấy mình tự tin hơn, trẻ hứng thú với giờ học hơn.

2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ.

     Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã ` xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ học tốt môn khám phá.

    Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi song vẫn còn thiếu một số đồ dùng, các mẫu đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ góc thiên nhiên còn nghèo số cây ít, các loại cây chưa phong phú nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ thực hành còn chật hẹp…Trước yêu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy môn khám phá khoa học môi trường tôi luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường học tập của trẻ phải thật tốt từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện pháp sau:

      Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như đồ dùng học liệu, bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học . Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo ra môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 3-4 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cục hợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.

Ví dụ: Mảng chủ  đề tôi trang trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy, nội dung của tôi trang trí theo sự kiện của tháng để trẻ có thể được tìm hiểu, khám phá về các sự kiện đó.

Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tuỳ theo từng chủ để mà tôi có thể chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phù hợp để trang trí các góc phù hợp với nội dung của góc đó. 

Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo, tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, lá cây, vỏ hạt dưa… Những nguyên vật liệu này tôi sắp xếp ở góc tạo hình và luôn để ở các trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động… Hay góc học tập, góc sách tôi bố trí trên giá chủ yếu là sách vẽ về các con vật, cây cối, hoa, lá, quả và các loại tranh ảnh vừa tầm với trẻ để trẻ dễ xem, với các đồ dùng dưới các dạng hột hạt, sỏi, vỏ hến … tôi đều đựng vào các hộp và mỗi hộp đều gắn mác bằng các hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhìn thấy và dễ lấy khi chơi, các  tranh lô tô được phân loại để vào các ô giá vừa dễ lấy vừa dễ tìm như lô tô con vật vào một ô, lô tô các loại hoa quả vào một ô, đối với tranh đều có các ký hiêụ tương ứng để trẻ dễ nhận biết.

Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây , nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm… Tôi đã sưu tầm các vỏ ống xà phòng, hộp bia, hộp kem, và mua các chậu gốm bé, để trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, rau, …và lớp tôi đã trồng được giàn cây leo bằng các cây vạn liên thanh, cây hoa thiên lý và rất nhiều các loại cây, hoa khác… Hàng ngày trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau lá cây … Để giúp trẻ làm các thí nghiệm tôi sưu tầm các hòn bi, hòn sỏi, các miếng gỗ, các ống thổi, các màu nước… bằng công tác xã hội hoá giáo dục lớp tôi đã có được một bể cá cảnh, chậu cây cảnh…

                                      Hình ảnh minh họa

Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp với các sự vật trẻ  hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng .

Ngoài việc trang trí xắp xếp lại lớp học những lúc rảnh dỗi tôi cùng các đồng nghiệp còn làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm n ra những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.

VD: Từ những vỏ sữa nhỏ tôi cắt ra và dán thành con tôm, thành con cá, hay từ các vải vụn tạo ra các con vật, quấn các loại cây… Sau một thời gian làm đồ dùng đồ chơi đến nay lớp tôi đã có thêm nhiều các đồ dùng đồ chơi và đã phong phú về chủng loại. 

Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả lớp học khang trang sắp xếp bố cục ở các góc gọn gàng trẻ hứng thú tham gia hoạt động có đồ dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học đã giúp trẻ được quan sát tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều , quan sát tốt, tìm rất nhanh các  vật mẫu mà cô đưa ra, so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát triển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhậy và chính xác hơn.

Bên cạnh việc tạo ra môi trường học tập tích cực đối với trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc:

3. Biên pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh .

Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, ngắm, ngửi ,nếm, nghe, chơi với chúng…Trong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa được hình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con người trẻ học được cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng rộng  phát triển mở mở rộng vốn từ của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trên trong quá trình giảng dậy hàng ngày tôi luôn tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất thông qua các hoạt động hàng ngày của  trẻ như giờ đón trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác bằng các hình thức cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, băng hình, hoặc thăm quan trưc tiếp như trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi  trò chuyện với trẻ về các công viêc hàng ngày của trẻ ở nhà, những người thân trong gia đình, công việc của bố mẹ của cô giáo, các phương tiện hàng ngày bố mẹ đưa trẻ đến lớp. hàng tháng tôi tôi tổ chức cho trẻ thăm quan các công việc của bác cấp dưỡng của cô giáo. Tổ chức cô trẻ cùng nhau lao động lau chùi dồ dùng đồ chơi,chăm sóc góc thiên nhiên  trẻ biết tác dụng  của đất và nước đối với cây, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Qua các công việc này trẻ rất hứng thú tham gia qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc về con người lao động: Đó là ai? làm gì? ở đâu? Trẻ phải có thái độ như thế nào với người đó và sản phẩm của họ. trong hoạt động ngoài tròi đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và được trải nghiệm  nhiều nhất ở hoạt động này tôi luôn chuẩn bị tốt các đồ dùng cho trẻ quan sát trực tiếp hoặc qua tranh ảnh 

Ví dụ: Khi thực hiện về chủ điểm thực vật tôi cho trẻ đi thăm quan khu vườn trường tạo cơ hội cho trẻ được quan sát và tri giác các loại cây, hoa, rau trong vườn trường qua các buổi học tôi đều đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ và yêu cầu cho trẻ như trẻ phải nêu được tên gọi, đặc điểm của các, sự giống và khác nhau của các cây, hoa… Sau khi giao nhiệm vụ tôi thấy các cháu chú ý nhìn quan sát và sờ, ngửi.. sau đó trả lời các câu hỏi một cách tích cực và hứng thú học tập giờ học đạt kết quả cao. Trong các buổi chơi cũng là cơ hội giúp trẻ tiếp xúc và quan sát, tri giác rất nhiều các sự vật các công việc làm, mối quan hệ  của con người trong xã hội như thông qua trò chơi phân vai, hoăc trò chơi học tập như chiếc túi kỳ lạ hoặc trò chơi “ Hoa nào quả ấy ” trẻ quan sát và đoán tên hoặc chọn quả tương ứng  hay trò chơi ” tôi là ai ” tập cho trẻ tả bạn trai hay bạn gái dựa vào việc quan sát và trả lời của bạn…

                              Hình ảnh minh họa

Mặt khác, tôi luôn tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể diền ra hàng ngày cho trẻ quan sát và nhận biết các hiện tượng thời tiết như “ nắng, mưa, gió, mây” và cảnh vật xung quanh trẻ, nhận xét các dấu hiệu đặc trưng của các mùa qua hình thức giải câu đố về các mùa hay các trò chơi “ hãy nói nhanh hay trò chơi đúng thứ tự của các mùa” để củng cố hiểu biết của trẻ về các mùa hoặc qua các buổi làm thí nghiệm như làm thí nghiệm về nảy mầm của các hạt đậu, ngô… hoặc thí nghiệm về vật nổi vật chìn dưới nước… 

Ví dụ : Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.

– Chuẩn bị:

+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ hình chữ nhật mỏng, dày khác nhau.

Bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, sắt nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch 

+Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.

-Tiến hành : Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước , và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?

Kết quả: Đồ vật nặng như bi sắt chìm rất nhanh, Bát thìa inox chìm từ từ. Miếng gỗ có diện tích hẹp, dầy hơn chìm nhanh hơn miếng gỗ mỏng bề mặt rộng, bóng xốp, giấy nổi trên mặt nước. 

Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được những vật có tính chât kim loại như săt dễ chìm. Những vật nhẹ, mỏng, xốp khó chìm trong nước.

          Qua việc tạo các  điều kiện  cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xunh quanh trẻ tôi thấy nhận thức của trẻ được  mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn, trẻ hứng thú với giờ học hơn.

4. Biện pháp 4:  Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học  về môi trường xung quanh.

      Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ 3-4 tuổi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật qua các hình ảnh, vật thật và nếu  tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tôt hơn, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát,  đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung, nhưng cũng tiết học đó mà thay đổi hình thức dạy dưới các dạng trò chơi hay các hình thức thi đua trẻ học tốt hơn nhất là môn khám phá khoa học thì yêu cầu cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện như đồ dùng dạy học và các không gian để để trẻ được thực hành và trải nghiệm nhiều. Xuất phát từ tình hình trên tôi luôn luôn đặt ra cho mình là phải luôn đổi mới các hình thức  tổ chức và  các thủ thuật khác nhau khi cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh. Tuỳ vào mỗi yêu cầu bài dạy  tôi tổ chức các dạy tiết học dưới các hình thức khác nhau. Như với bài cho trẻ quan sát các con vật, các cây, các loại hoa, quả  thì tôi có thể chuẩn bị bằng vật thật hoặc tranh ảnh và tổ chức dưới các dạng trò chơi để trẻ vừa chơi vừa quan sát tri giác các sự vật hiện tượng một cách  tôt nhất.

     VD: Cho trẻ khám phá một số con vật nuôi trong gia đình.

           + Cô cho trẻ chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật và trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó.

           + Cô đưa mô hình con vật đó ra để trẻ được quan sát những đặc điểm của con vật đó.

     Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm thì tôi chia trẻ về các nhóm để trẻ cùng nhau làm và khi tiến hành làm thí nghiệm tôi cho trẻ dự đoán hiện tượng gì sẽ sảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế sẽ phát huy được tính  mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham hiểu biết của trẻ.

   VD: Khi cho trẻ khám phá Qủa Cam- Qủa Chuối tôi tạo tình huống cho trẻ bằng cách, tôi chia lớp thành 3 nhóm và thưởng cho mỗi nhóm một hộp quả. Bên trong của hộp quà tôi đã chuẩn bị 2 hộp có sẵn đĩa cam, quả cam, dĩa . 1 hộp có quả chuối, đĩa chuối đã cắt nhỏ, dĩa. Đại diện của 3 nhóm sẽ lên lấy hộp quà và tất cả cùng về nhóm mình để thảo luận. Sau khi trẻ mang hộp quà về nhóm, các nhóm sẽ cùng nhau khám phá về phần quà của mình. Trẻ được sờ, ngửu, nếm. Sau đó về chỗ và cùng nhau nói lên những điều trẻ biết sau khi đã được khám phá bằng cách cô đặt câu hỏi để hỏi trẻ:

              + Con có nhận xét gì sau khi được khám phá quả cam?

     Sau khi trẻ trả lời câu hỏi của cô. Cô còn hỏi trẻ thế các con có muốn biết bên trong quả cam có gì nữa không?

   Cô còn  bổ đôi quả cam ra để cho trẻ quan sát xem bên trong quả cam có những gì? Trẻ được biết thêm bên trong quả cam có múi chứa tép và hạt.

Với khám phá quả chuối trẻ cũng được nếm, sờ, ngửu và trẻ cũng được xem bên trong sau khi đã bóc vỏ.

                                              Hình ảnh minh họa

Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ rất hứng thú,tạo cho trẻ có cảm giác thoái mái, khuyến khích trẻ được hoạt động một cách tích cực kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ tự đừng đánh mất cái tôi của mình. 

          Trong tiết học khám phá khoa học tôi còn lồng ghép tích hợp các môn học khác như toán, âm nhạc, tạo hình văn học để trẻ thêm hứng thú , ghi nhớ tốt hơn vấn đề sâu rộng hơn. Ví dụ:Với đề tài “ Tìm hiểu các con vật sống trong gia đình ”theo chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi: Đây là con gì? 

                           Con vật này có mấy chân?

                           Được nuôi ở đâu? 

Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với động vật sống trong gia đình tôi cho trẻ thi đố vui hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của đội bạn 

                         “Con gì ăn no

                           Bụng to mắt híp

                           Mồm kêu ụt ịt

                           Nằm thở phì phò”( Con Lợn)

                             “ Con gì hai mắt trong veo

Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau”

                                                              ( con mèo) 

. Như vậy trẻ được giải câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc… Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng…

         VD: Khi tìm hiểu, khám phá về con voi, sau khi trẻ được tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của con voi thì trẻ còn được đếm xem voi có mấy chân.

Tôi còn đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.

VD: Trong tiết học cho trẻ tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường sắt đường hàng không.Tìm hiểu về tàu hỏa: Cho trẻ quan sát tàu hoả trên màn hình, cô đặt câu hỏi để trẻ trả lời câu hỏi của cô. Sau khi trẻ trả lời câu hỏi của cô. Cô sẽ khẳng định lại cho trẻ hiểu. Sau đó cô tạo tình huống để gây hứng thú cho trẻ bằng cách cô và trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu vừa đi vừa hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”. Để chuyển tiếp sang hoạt động khác.

Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh .

Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn .

     Trong các tiết học khám phá môi trường xung quanh tôi luôn thay đổi các thủ thuật để đưa các đối tượng ra cho trẻ quan sát và mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm cách vào bài khác nhau cũng có bài cho trẻ quan sát tri giác bằng vật thật, cũng có bài dùng tranh ảnh, băng hình, hoặc dùng câu đố để đưa ra giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá các biểu tượng của mình.

5. Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám phá.

Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ xây dựng kế hoạch khảo sát mua sắm đồ dùng ngay từ đầu năm, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : Bảng , tranh ảnh, lôtô và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ .

Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. Vì vậy hình tượng trực quan là nguồn thông tin thẩm mỹ với tư cách là phương tiện dạy học nó hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh trong việc kết hợp giữa quan sát diễn giải và so sánh để trẻ hiể và có thái độ thân thiện, gần gũi với môi trường xung quanh. Để một giờ học đạt kết quả tốt thì không thể xem nhẹ công tác chuẩn bị đồ dùng bởi công tác chuẩn bị đồ dùng nó quyết định thành công của tiết học vì thế trước khi dạy tôi soạn bài kỹ, yêu cầu phù hợp với nhận thức của thức của trẻ. Đồ dùng cũng phải hợp lý đúng khoa học và phù hợp với nội dung bài dạy. Vì vậy với từng bài dạy tôi chuẩn bị từng loại đồ dùng khác để gây hứng thú cho trẻ tham gia giờ hoạt động khám phá.

 Cho trẻ khám phá về một số loại rau, quả, một số con vật sống dưới nước tôi sử dụng vật thật cho trẻ quan sát.

VD: Cho trẻ quan sát con cá chép: Tôi cho trẻ quan sát con cá trong chậu và hỏi trẻ:

+ Các con có biết đây là con gì không?

+ Con cá chép có những bộ phận gì?

+ Trên đầu cá có những bộ phận gì? ( mắt, mồm, mang cá..)

+ Mắt, mồm, mang cá dùng để làm gì?

+ Trên mình cá có những bộ phận gì?

+ Đuôi cá dùng để làm gì?

+ Cá chép sóng ở đâu?

– Cô khái quát lại nội dung: Cá chép sống ở dưới nước, thở bằng mang và di chuyển bằng vây và đuôi. Con cá có ba phần: phần đầu, phần mình và phần đuôi. Đầu cá có mắt, mồm và mang. Mình cá có vây, vẩy. Đuôi cá dùng để bơi làm bánh lái để di chuyển theo các hướng.

Hoặc khi cho trẻ quan sát cây rau cải cô đưa cây rau cải lên và đàm thoại với trẻ.

+ Đây là rau gì ?

+ Lá có màu gì?

+ Đây là loại rau ăn lá hay ăn củ?

Cô cho trẻ quan sát trực tiếp cây rau cải để trẻ có thể nói lên những điều trẻ quan sát thấy.

                                         Hinh ảnh minh họa

        Còn khám phá về các con vật sống trong rừng thì tôi sử dụng video lấy trên mạng cho trẻ quan sát.

Khi cho trẻ khám phá về một số con vật sống trong rừng tôi cho trẻ quan sát những video về nơi ở, thức ăn… của các con vật đó. 

VD: Với tiết dạy: khám phá một số con vật sống trong rừng tôi chọn cho trẻ khám phá 2 đối tượng là con voi và con hổ. Với loại tiết này tôi cung cấp cho trẻ kiến thức: hình dáng bên ngoài và cách vận động của các con vật trên. Với loại tiết này tôi sử dụng video lấy từ trên mạng cho trẻ quan sát. Sau khi trẻ quan sát xong, tôi hỏi trẻ hình dáng bên ngoài của con hổ:

Con có nhận xét gì về đoạn video vừa xem?

Con hổ sống ở đâu?

Hổ có những bộ phận nào?

Con hổ có bộ lông như thế nào?

Tôi cho trẻ xem đoạn video về con hổ săn mồi và hỏi trẻ hổ thích ăn gì?

Sau đó tôi cung cấp cho trẻ hổ là con thú dữ rất thích ăn thịt các con vật khác và giáo dục trẻ khi được bố mẹ cho đi chơi vườn bách thú không lại gần chuồng hổ rất nguy hiểm.

      Đến đối tượng con voi tôi cũng cho trẻ quan sát tương tự như con hổ và cũng hỏi trẻ từng bộ phận như con hổ. Khi tôi cho trẻ quan sát con voi, tôi giới thiệu cho trẻ biết con voi dùng vòi để cuốn thức ăn đưa vào miệng. qua đó cung cấp cho trẻ biết thức ăn của voi là cỏ và lá cây xanh, voi rất thích ăn mía. Voi là con vật hiền lành rất có ích cho con người: voi giúp người kéo gỗ, voi còn được huấn luyện để làm xiếc.

Với hai đối tượng này tôi cũng cho trẻ so sánh điểm giống nhau và khác nhau của voi và hổ để trẻ nêu được voi và hổ đều là những con vật sống trong rừng. Khác nhau: voi là con vật ăn cỏ, có vòi còn hổ là con vật ăn thịt và có răng rất sắc và nhọn. phần trò chơi củng cố tôi cho trẻ chơi trò chơi đưa thú về rừng để khắc sâu thêm cho trẻ về những con vật sống trong rừng.

                                          Hinh ảnh minh họa

       Ngoài ra tôi còn có thể tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như: những tấm thảm trải nền cũ để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ học khám phá

Ví dụ: Chủ đề PTGT tôi sử dụng thảm cũ cắt thành tàu hỏa, ô tô, máy bay cho trẻ học khám phá và với những đồ dùng đồ chơi tự tạo này tôi có thể cho trẻ sử dụng chơi phần trò chơi củng cố như: đưa xe về đúng bến

Nắm được đặc điểm tâm sinh lí trẻ 3 tuổi là tư duy trực quan hành động do đó tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy như thiết kế bài giảng powerpoint, hay cho những đoạn video vào cho trẻ quan sát để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Cũng như tôi còn làm thêm một số đồ dùng đẹp để trẻ được quan sát, khám phá

5.Biện pháp 5: Lồng một số hoạt động khác để gây hứng thú cho trẻ.

     Với đặc điểm tâm lý “Học mà chơi, chơi mà học”. Ngoài hình thức tổ chức cho trẻ học khám phá qua tiết học, tôi thường xuyên lồng ghép tích hợp khám phá với các môn học khác để trẻ nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Từ đó giúp trẻ yêu thích khám phá hơn, yêu thích tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ và giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh trẻ như : Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời… khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan như nhìn, ngửi, sờ nắm để trẻ có thể tri giác chọn vẹn đối tượng đó.Vì vậy tôi luôn lồng hoạt động khám phá  khoa học vào trong các hoạt động khác để trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bé.

      Trong giờ đón trẻ: Sau khi đón trẻ vào lớp tôi  hướng trẻ vào các góc chơi để trẻ được khám phá chủ đề . Với chủ đề một số phương tiện giao thông, cho trẻ xem tranh ảnh về một số phương tiện giao thông sau đó cô trò chuyện về một số đặc điểm của phương tiện thông đó.

    Trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ được khám phá thiên nhiên một cách tích cực hơn.

       VD: Trong giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát cây bắp cải, tôi có thể đưa ra những câu hỏi mở cho trẻ.

         + Cây rau bắp cải có màu gì?

         +Lá của bắp cải như thế nào?

Tôi cho trẻ quan sát thật chi tiết sau đó cô chốt lại cho trẻ hiểu rõ hơn để khi vào giờ học khám phá trẻ sẽ rất hứng thú trả lời câu hỏi của cô một cách dễ dàng và  chính xác.

      Hoặc khi cho trẻ đi thăm quan chuồng trại nuôi gà của các cô, các bác trong trường. Tôi có thể hỏi và chỉ vào từng bộ phận của con gà để hỏi trẻ :          Đây là bộ phận gì?

       + Mỏ gà như thế nào?

       + Mỏ gà nhọn để làm gì?

Từ đó nhấn mạnh cho trẻ biết một số đặc điểm của con gà để khi đến giờ khám phá trẻ có thể hiểu và nói lên được những gì trẻ quan sát thấy.

Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát trực tiếp đối tượng từ đó giúp trẻ mở rộng hiểu biết về đối tượng đó, gợi mở tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ để trẻ tự nguyện tham gia vào các hoạt động khám phá. Có như thế mới giúp trẻ nắm chắc kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò bó.

Dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người , về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như  tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Ngoài ra tôi còn có thể cho trẻ khám phá qua hoạt động làm quen văn học 

Hay qua hoạt động âm nhạc tôi cũng có thể cung cấp kiến thức cho trẻ khám phá được. 

      VD: Dạy hát bài gà trống, mèo con cún con Tôi có thể trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và hỏi trẻ những con vật trong bài hát là vật nuôi ở đâu để từ đó trẻ có thể biết đó là những con vật nuôi trong gia đình

   Qua hoạt động tạo hình tôi cũng có thể cho trẻ khám phá và trải nghiệm

      VD: Hoạt động vẽ con gà, qua trò chuyện với trẻ về tranh mẫu trẻ nhận biết được các bộ phận trên con gà: Cô đưa ra câu hỏi để hỏi trẻ

      + Gà có những bộ phận gì?

       + Đầu gà có dạng hình gì?

      + Đuôi gà thế nào?

Với những câu hỏi giúp trẻ có kiến thức sâu hơn về thế giới xung quanh bé.             

7. Biện pháp 7: Phối kết hợp giữa cô giáo với phu huynh.

Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp học tâp để trẻ hứng thú với giờ học nên tôi đã mạnh dạn đưa  hoạt động khám phá khoa học vào để phối kết hợp với các bậc phụ huynh.Trẻ không những được tìm hiểu khám phá ở trường mà trẻ còn được khám phá ở nhà.

   Phụ huynh thường không biết ở trường trẻ được học những gì và học như thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng giữa giáo viên và gia đình. Việc cô giáo nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề sẽ khám phá đã tạo trẻ hứng thú nhất định và tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau mỗi hoạt động khám phá thì yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi. Qua đó phụ huynh cũng hiểu thêm được những gì con mình được học ở trường, ở lớp, và bố mẹ có thể giải thích cho con về những câu hỏi những thắc mắc của trẻ khi trẻ ở nhà.Vì vậy mà tôi thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động khám phá trong  các giờ học trên lớp

Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên mời phụ huynh tham dự các giờ cô và trẻ hoạt động khám phá để các bậc phụ huynh thấy được hoạt động khám phá giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Ngoài ra tôi còn tuyên truyền tới các bậc phụ huynh qua góc tuyên truyền, qua kế hoạch hoạt động như thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp nhu cầu lớp còn thiếu những gì từ đó vân động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật, hoa quả, một số danh lanh  thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiêntừ đó kích thích sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ giúp trẻ hứng thú học khám phá hơn.

II: KẾT QUẢ

Qua một thời gian áp dụng, tôi tự nhận thấy trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ khám phá, tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:

*Khảo sát cuối năm:

ND khảo sát Đầu năm Cuối năm
Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
KN

 QS

3 10 8 24 11 33 11 33 8 24 14 42 9 27 2 7
KN nhận biết 4 12 8 24 12 37 9 27 8 24 13 39 10 30 2 7

Qua bản so sánh đối chứng giữa đầu năm và cuối năm ta thấy kết quả của trẻ tăng lên đáng kể như: Về kỹ năng quan sát tốt tăng 5 cháu đạt 24 %, yếu giảm 9 cháu đạt 7 %. Về kỹ năng nhận biết loại tốt tăng 4 cháu đạt 24 %, yếu giảm 7 cháu đạt 7 %. 

 III: KẾT LUẬN 

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong các giờ hoạt động khám phá tại lớp MG 3-4 tuổi thôn C4 năm học  ……… Trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các giờ học khám phá. Tuy kinh nghiệm còn khiêm tốn nhưng được đúc rút từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở tôi rút ra kết luận sau. 

Khám phá là bộ môn rất quan trọng nó cung cấp những kiến thức mới mẻ cho trẻ.

Việc cho trẻ khám phá là một trong những nội dung lớn của chương trình giáo dục mầm non nó giúp trẻ phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ

Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới  mà còn phải thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp giúp trẻ hứng thú nhằm ôn luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về thế giới xung quanh trẻ.

IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

– Qua thực tế áp dụng các biện pháp trên và thu được kết quả như trên, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm qúi báu trong việc giảng dạy giúp trẻ kích thích tính sáng tạo, hứng thú với giờ hoạt động khám phá.

– Giáo viên phải nắm rõ mục đích yêu cầu của từng bài để thay đổi hình thức và hoạt động phù hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, kích thích tính tò mò ham hiểu biết.

– Giáo viên nên sưu tầm, sáng tác nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn để cuốn hút trẻ tham gia hoạt động.

– Sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động.

– Luôn theo dõi và đánh giá kết quả học tập của từng trẻ qua từng giai đoạn.

– Biết kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường.

V: NHỮNG KIẾN NGHỊ:

– Đối với phòng GD- ĐT: Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  về hoạt động khám phá giúp giáo viên nắm chắc chuyên môn.

– Đối với BGH: Bổ sung đồ dùng trực quan hiện đại cho các lớp.Luôn giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, dự giờ góp ý để giáo viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.

– Mong muốn các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan được phong phú và hấp dẫn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Tâm lí học trẻ em: TS Đỗ Thị Ánh tuyết NXBSP

– Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen MTXQ- Nhà XBSPHN

– Chương trình giáo dục mầm non- NXBGD VN

– Một số tài liệu trang “Mầm non.com.vn”

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)