SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc
- Mã tài liệu: BC3015 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 892 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Cao Thị Thu Uyên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 4 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Cao Thị Thu Uyên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 4 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Biện pháp 2: Tạo môi trường giúp trẻ làm quen hoạt động âm nhạc
Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc
Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động giáo dục âm nhạc trong các hoạt động lễ hội
Biện pháp 5: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng và các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ:
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ | |
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 4.Đối tượng , phạm vi của sáng kiến 5.Phương pháp nghiên cứu 6.Kế hoạch nghiên cứu |
|
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | |
1.Cơ sở lỹ luận
2.Cơ sở thực tiễn 3.Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch Biện pháp 2: Tạo môi trường giúp trẻ làm quen hoạt động âm nhạc Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động giáo dục âm nhạc trong các hoạt động lễ hội Biện pháp 5: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng và các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh 4.Kết quả đạt được |
|
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ | |
1. Kết luận
2. Bài học kinh nhiệm |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mang đến cho chúng ta những giây phút thư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người… Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu đi âm nhạc chẳng khác nào thiếu đi ánh sáng măt trời.
Một nhà soạn nhạc người Đức Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng: “Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi người”.
Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơ của bà, của mẹ. Âm nhạc có sức hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi và đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Âm nhạc dường như là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Những nốt nhạc trầm bổng, nhũng giai điệu mượt mà vui tươi của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình..
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người. Hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Ngoài ra, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng tư duy trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4- 5 tuổi, giáo dục âm nhạc là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Tuy nhiên thực trạng giáo dục âm nhạc trong trường mầm non Hoa Sữa Long Biên hiện nay còn gặp nhiều hạn chế như việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc hàng ngày chưa thực sự thu hút trẻ, Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc mà giáo viên tổ chức, trẻ còn nhút nhát chưa có kỹ năng biểu diễn, Các bài hát, trò chơi theo chủ điểm chưa phong phú đa dạng và mang lại hiệu quả cao…Ngoài ra năng khiếu múa hát của giáo viên còn gặp nhiều hạn chế. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại nhà trường.
Từ những hạn chế trên trong năm học ………tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc ” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp giúp trẻ trong trường lớp tôi hứng thú, nhiệt tình hơn khi tham gia mọi hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Nghiên cứu, tìm kiếm “Một số biên pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích bộ môn giáo dục âm nhạc. Ngoài ra giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn khi tham gia mọi hoạt động giáo dục âm nhạc. Và hình thành cho trẻ kỹ năng biểu diễn đơn giản.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi
– Tìm hiểu thực trạng giờ học âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
– Đề xuất một số biên pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc
- Đối tượng , phạm vi của sáng kiến:
– Đối tượng nghiên cứu là trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, trường Mầm non Hoa Sữa, năm học ……….
– Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo nhỡ D do tôi phụ trách
- Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua các hoạt động học, hoạt động ngoại khoá
5.2. Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động của lớp, trò chuyện thăm dò ý tưởng của trẻ. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.
5.3 Thực nghiệm sư phạm: Tìm tòi sáng tạo các hình thức hoạt động âm nhạc, sưu tầm các loại âm thanh mới lạ kích thích tai nghe âm nhạc của trẻ.
- Kế hoạch nghiên cứu
– Từ ngày ………: Chọn đề tài, trang bị lý luận
– Từ ngày ………: Tổ chức cho trẻ thực hiện một số biện pháp trong các hoạt động
– Từ ngày ………: Phân tích kết quả và viết SKKN
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]