SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc
- Mã tài liệu: BC2018 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1049 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1.Tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp
2.3.2. Chuẩn bị các góc chơi một cách khoa học
2.3.3. Giáo viên trực tiếp lên kế hoạch cụ thể cho góc hoạt động
2.3.4. Thực hiện hiệu quả việc bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
2.3.5. Tạo hình thức chơi phong phú
2.3.6. Cùng trẻ tạo đồ chơi và chơi với đồ chơi tự tạo
2.3.7. Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát, rụt rè và hay thụ động
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt ngay từ bậc học mầm non. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và tổ chức cho trẻ chơi nói riêng thì giáo viên cần phải biết là nên cho trẻ chơi những gì, chơi như thế nào để đem lại sự phát triển tư duy của trẻ và những kiến thức cơ bản làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện.
Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển sau này cho trẻ, vì vậy nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ phải luôn luôn song hành cùng nhau. Thông qua trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi thoả thích nhưng thực chất là sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách cao nhất. Để những trò chơi phù hợp và thoả mãn được tâm sinh lý của trẻ, đem đến cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả thì các góc chơi phải được hình thành rõ nét, mỗi góc chơi có những đặc điểm và hoạt động khác nhau. Tuy vậy, để có 1 góc chơi thực sự đối với trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều và góc toán, góc sách và góc tạo hình là một trong những góc chơi mà người giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong cách thiết kế môi trường hoạt động và tổ chức các hình thức chơi.
Trong các hoạt động góc hàng ngày trẻ thường thích thú với các góc chơi trải nghiệm như: Góc chơi bán hàng, gia đình, bế em, xây dựng – lắp ghép mà ít quan tâm và hứng thú đến các trò chơi tĩnh như ở góc toán, sách và góc tạo hình. Khi trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi phân vai trẻ tự tin hơn, tích cực, mạnh dạn, chủ động hơn điều này không thể hiện rõ ở các hoạt động tĩnh. Lý do tôi đặt ra là làm sao để các góc này gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trong hoạt động ở lớp cũng như trong hoạt động tập thể, trước đám đông và tự xử lý được các tình huống.
Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện mình qua các vai chơi, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung, giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức.
Từ đó giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc giúp trẻ hoạt động tích cực hơn ở góc học tập.Chính vì thế, sau khi học tập, tìm hiểu và áp dụng thông tư 28 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày ……….và một số kinh nghiệm thực tế của bản thân khi tổ chức hoạt động góc ở góc học tập tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non Đông Hương tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3– 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc ở trường mầm non Đông Hương”.
Vì phạm vi đề tài có hạn, nên tôi chỉ đi sâu thực hiện các giải pháp cụ thể ở góc toán, góc sách và góc tạo hình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc, từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực mạnh dạn tự tin trong hoạt động góc nói riêng và các hoạt động ở trường mầm non nói chung.
Qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hộinhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc ở trường mầm non Đông Hương.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi có tiến hành một số phương pháp sau:
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua quá trình trẻ hoạt động góc tại trường mầm non để từ đó đánh giá được mức độ của trẻ đối với một số góc: Toán, sách, tạo hình.
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng để đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng cho trẻ.
– Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ hoạt động trong góc để quan sát trẻ thực hiện các yêu cầu cô đưa ra để xác định mức độ phát triển của trẻ.
– Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: Các loại tài liệu về hoạt động góc cho trẻ.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, phương châm giáo dục trẻ là: “Học bằng chơi, chơi mà học”, hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích tính tò mò, ham hiểu biết về xã hội của trẻ. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước rất cần sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, đây là hoạt động quan trọng nhất và có tác động chi phối các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt động vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về nhân cách. Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo điều kiện và môi trường tốt để trẻ tham gia vào hoạt động chủ đạo nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ.
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ, phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh…nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một trong những hoạt động quan trọng, ở hoạt động này trẻ được đóng vai trò là một thành viên trong xã hội của một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm. Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện khả năng bắt chước, tính mạnh dạn, tự tin, chủ động, để từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội.
Tất cả những hoạt động học, vui chơi đều có chung một mục đích đó là phát triển ở trẻ khả năng tư duy, óc phán đoán, sáng tạo đối với môi trường sống xung quanh, vun đắp tình cảm hồn nhiên, vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi mầm non.Trong quá trình cho trẻ chơi, giáoviên viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào? để đem lại kiếnthức phục vụ cho hoạt động học và sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậygóc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sựham muốn được khám phá kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấynhiêu. Từ những thực tế cho trẻ hoạt động góc ở lớp tôi nhận thấy rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơimà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ,thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắnkết, hỗ trợ lẫn nhau.
2.2. Thực trạng
* Thuận lợi:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]