SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
- Mã tài liệu: BC2011 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 418 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngọc Lan |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngọc Lan |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc
2.2. Biện pháp 2 : Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, linh hoạt
2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ
2 4. Biện pháp 4: Kết hợp âm nhạc vào trong các hoạt động
2.5. Biện pháp 5: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ
2.6. Biện pháp 6: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 3- 4 TUỔI TÍCH
CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta những giây phút thư giãn
thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước,con người.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được
nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếuvới trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh hơn. âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực
cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách
rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi,
giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng,những khái niệm âm nhạc,
dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục thì việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở trường Mầm non là điều hết sức cần thiết. Với môn Âm nhạc cũng vậy, đưa công nghệ thông tin vào môn học này sẽ làm cho giờ học của trẻ sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi được tham gia hoạt động tập thể.
Với mục đích mong muốn tổ chức cho trẻ học tốt hơn môn Âm nhạc, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Âm nhạc cho trẻ để giờ học đạt kết quả cao hơn.
Xuất phát từ đặc điểm trên đã thưc sự thúc đẩy tôi chọn đề tài : “Một số
biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc”
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp nhằm phát huy khả năng âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin
trong hoạt động âm nhạc
- Đối tượng nghiên cứu
– Lớp 3-4 tuổi
– Tổng số trẻ: 38 trẻ
– Thời gian nghiên cứu từ tháng: ………– tháng ………
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Thuẩn lợi – khó khăn:
- 1. Thuận lợi:
– Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt
động của lứa tuổi.
– Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, máy chiếu, đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ.
– Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có tố chất tốt về âm nhạc.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng
công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…
– Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
1.2 Khó khăn :
1.2.1: Về phía trẻ :
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên tới trường nên chưa có nề nếp học tập . Tuy
cùng độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đều. Một số trẻ nhút nhát và
không đi học đều , một số trẻ tăng động cũng làm ảnh hưởng đến quá trình học.
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. trẻ không chịu phái hợp các hoạt động với các bạn trong lớp .
Nhiều trẻ chưa hát rõ lời, hát đúng giai điệu. Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về kả năng âm nhạc của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm :
(Bảng khảo sát đầu năm (Tháng 9)
Nội dung | Số trẻ | Đầu năm
( tháng 9) |
Trẻ hứng thú trong giờ học | 38 | 45% |
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát | 30% | |
Khả năng vận động theo nhạc | 35% | |
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ | 45% |
1.2.2: Về phía giáo viên:
Trong thực tế ở trường mầm non và tại các nhóm lớp trình độ của mối giáo viên là khác nhau mặt khác môn giáo dục âm nhạc còn tuỳ thuộc vào năng khiếu và sở trường của mỗi người vì vậy khi truyền đạt kiên thức về âm nhạc cho trẻ còn gặp hạn chế khi giáo viên không có hoặc khả năng còn kém trong môn âm nhạc.
Giáo viên còn chưa chú trọng kĩ năng ca hát cho trẻ, ép trẻ học hát theo kiểu
học thuộc lòng, giáo viên chưa thực sự đầu tư chó trẻ hát về nghệ thuật .
Cô giáo còn chưa lựa chọn và cập nhật những tác phẩm hay và mới lạ cho trẻ
để trẻ có hứng thú hơn khi học hát.
Bên cạnh đó giáo viên không phải là người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng dạy âm nhạc nên không có sự đầu tư và lĩnh hỗi những kiến thức và cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc một cách thành thạo đó cũng là một hạn chế khi cô cần truyền đạt cho trẻ làn điệu: dân ca Băc Bộ, NamBộ, hát đối, hát sẩm ….. hay giai điệu nào cần sự dụng kết hợp với cả những đạo cụ âm nhạc khó như: Đàn ghi ta, trống, kèn….
1.2.3 Về phía phụ huynh:
Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học hanh của con em
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]