SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học
- Mã tài liệu: BC3046 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1257 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng linh hoạt
– Đối với môi trường trong lớp
– Môi trường ngoài lớp, và các góc khám phá khoa học
2.3.2. Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau
2.3.3. Thông qua dạo chơi tham quan
2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung | |
2.1. Cơ sở lí luận | |
2.2. Thực trạng | |
2.3. Biện pháp | |
2.3.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng linh hoạt | |
2.3.2. Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau | |
2.3.3. Thông qua dạo chơi tham quan | |
2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh | |
2.4. Hiệu quả | |
3. Kết luận và đề xuất | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Đề xuất |
1.1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng, muốn trẻ em trở thành người lớn theo đúng ý nghĩa, thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa- xã hội cụ thể…Qua đó mà trẻ học làm người, lĩnh hội được môi trường tự nhiên, môi trường xã hội gần gũi xung quanh trẻ, từ những cái mà trẻ cảm nhận được, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy hoặc tưởng tượng ra được, nhằm kích thích sự phát triển cao độ những tiềm năng ẩn tàng trong đứa trẻ và làm hạn chế những yếu tố bất lợi.
Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, là một hoạt động thiết thực, góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt về mặt giáo dục tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, đạo đức.
Khám phá môi trường xung quanh góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý… cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày, vui chơi lao động và các hoạt động khác. Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen .
Cho trẻ khám phá khoa học sẽ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ, cây, hoa, lá) đến môi trường xã hội(công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau)…..
Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động giúp trẻ đi tìm kiếm và khai thác tất cả những gì diễn ra xung quanh mình trong cuộc sống. Một hoạt động mà ở đó có cả một sự sáng tạo phát triển và khai thác ở trẻ vốn ngôn ngữ phong phú, óc tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng. {1}
Hiểu được điều đó năm học ……….tôi tìm tòi và tìm ra những biện pháp tốt nhất cho bài giảng của mình để phát huy hết khả năng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 45 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Đông Minh Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh Hóa”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi cùng các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra những giải pháp nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá môi trường xung quanh có hiệu quả cao. Giúp trẻ được trải nghiệm các hoạt động khám phá môi trường xung quanh bằng các vật thật, đồ dùng thật, con vật, cảnh vật thật…Đồ dùng trực quan xinh động, thông qua các hoạt động thực tiễn cụ thể. Cô là người đóng vai trò hướng dẫn tổ chức tạo cơ hội cho trẻ tham gia. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng những hình ảnh xinh động, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh đạt kết quả cao nhất.
Sáng kiến giúp giáo viên tận dụng triệt để các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, đồ dùng đồ chơi tự làm nhằm tạo hưng phấn tự tin cho trẻ khám phá môi trường xung quanh hiệu quả thông qua các hoạt động thực tiễn.
Tạo ra sự phối hợp ăn ý giữa giáo viên với phụ huynh trong việc tạo nhiều cơ hội cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động hàng ngày.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ 4-5 tuổi lớp B1 trường mầm non Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách tích cực, đạt hiệu quả cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác tổ chức
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra về mức độ hiểu biết và hứng thú của trẻ.
- Phương pháp thống kê tìm nguyên nhân, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp trò chuyện: Trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, nhận thức
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “ lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “ với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?”…luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá!…Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]