SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé tích cực tham gia vào hoạt động góc
- Mã tài liệu: BC2019 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2197 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé tích cực tham gia vào hoạt động góc” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1. Khảo sát độ hứng thú của trẻ với hoạt động góc
Biện pháp 2: Quan sát trẻ chơi để nắm bắt đặc điểm của trẻ
Biện pháp 3: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ
Biện pháp 4: Chuẩn bị nguyên vật liệu và bài trí đẹp thu hút sự hứng thú tìm tòi của trẻ
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động
Biện pháp 6: Quan tâm đến nội dung chơi ở từng góc và cách hướng dẫn trẻ chơi
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ | 2 |
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 5 |
1. Cơ sở lý luận | 5 |
2. Cơ sở thực tiễn | 10 |
3. Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc | 12 |
Biện pháp 1. Khảo sát độ hứng thú của trẻ với hoạt động góc | 12 |
Biện pháp 2: Quan sát trẻ chơi để nắm bắt đặc điểm của trẻ | 12 |
Biện pháp 3: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ | 15 |
Biện pháp 4: Chuẩn bị nguyên vật liệu và bài trí đẹp thu hút sự hứng thú tìm tòi của trẻ | 15 |
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động | 20 |
Biện pháp 6: Quan tâm đến nội dung chơi ở từng góc và cách hướng dẫn trẻ chơi | 23 |
IV. KẾT QUẢ | 25 |
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ | 28 |
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ mầm non có thể được so sánh như những “mạng nhện”, trong “mạng nhện” đó trẻ thể hiện được sự kết hợp chặt chẽ và sự hứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên, không có sự sắp đặt hoặc một sự gò ép nào đối với trẻ.
Là một giáo viên tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình giáo dục trẻ được kết hợp, đan lại giống như một “mạng nhện” lành lặn, không bị đứt quãng. Nếu để “mạng nhện” đứt quãng hoặc thiếu thì sẽ bị rơi và không kết dính được với nhau. Trong quá trình giáo dục cũng vậy, nếu không có các nhóm kết hợp lại chặt chẽ thì “tổng thể” sẽ bị yếu, không đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung. tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Trong thực tế, hoạt động góc củng cố và bổ trợ rất nhiều cho hoạt động của trẻ được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động góc còn rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, giao lưu, sự liên kết giữa các nhóm chơi với nhau. Qua đó trẻ thể hiện được sự kết hợp chặt chẽ và sự hứng thú của bản thân một cách tự nhiên, không có sự sắp đặt hoặc gò bó nào đối với trẻ.
Vì vậy tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình giáo dục trẻ được kết hợp, không bị đứt quãng, kết dính được với nhau. Trong quá trình giáo dục cũng vậy, nếu không có các nhóm kết hợp chặt chẽ thì sẽ bị yếu, không đủ sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển tốt thì mỗi người giáo viên phải là người yêu nghề mến trẻ, luôn tâm huyết với nghề và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động, sáng tạo, giúp trẻ thông qua hoạt động “Học bằng chơi, chơi mà học” bằng cách thông qua “hoạt động góc”. Trong quá trình hoạt động giáo dục trẻ nói chung và tổ chức cho trẻ chơi ở các hoạt động nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ trong hoạt động vui chơi. Vì vậy hoạt động góc càng phong phú bao nhiêu, càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ . Chính vì vậy mà tôi tự nghĩ rằng làm thế nào để cho trẻ được phát triển một cách toàn diện về mọi hoạt động, nên tôi đã tìm tòi nghiên cứu và suy nghĩ và có kế hoạch tìm ra biện pháp cụ thể thích hợp với điều kiện của lớp, trường mình nơi mình đang công tác để giúp trẻ phát triển một cách tốt hơn. Vì tầm quan trọng trong hoạt động này mà tôi muốn giúp cho trẻ có sự hứng thú tốt trong hoạt động góc ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé tích cực tham gia vào hoạt động góc”
- Mục đích nghiên cứu
– Tạo uy tín cho nhà trường từ đó giúp nhà trường khẳng định mình trong công tác phát triển giáo dục.
– Trẻ yêu mến cô, yêu mến trường , từ đó phụ huynh tin tưởng, xã hội quan tâm – các ngành, các cấp, chính quyền cùng hợp sức xây dựng nhà trường để làm tốt công tác giáo dục đạt kết quả cao.
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
– Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Thường xuyên sưu tầm và đọc các tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng
+ Tham gia các buổi kiến tập,tập huấn do Phòng giáo dục, do trường tổ chức để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp
– Phương pháp điều tra khảo sát
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp thực hành.
- Kế hoạch nghiên cứu
– Xây dựng đề cương, nghiên cứu lý thuyết về đề cương
– Xây dựng biện pháp thực nghiệm, soạn giáo án
– Thực nghiệm, thống kê kế quả trên trẻ
– Thu thập số liệu, viết đề tài
- Thời gian nghiên cứu
– Từ tháng ………đến tháng ………
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]