SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc độ tuổi 24 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1055 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 567 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc độ tuổi 24 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
3.1 Xây dựng nề nếp lớp.
3.2. Trang trí lớp học.
3.3. Dạy trẻ nhận biết màu sắc thông qua các hoạt động chủ đích.
3.4. Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu sắc thông qua các hoạt động ngoài tiết học.
3.5. Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu sắc thông qua hoạt động ngoài trời.
3.6. Dạy trẻ phân biệt màu thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tư duy nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ.
3.7. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt màu.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vâng đúng như vậy, đứa trẻ khi mới sinh ra nó như là một mầm non, bất kỳ một hình thức giáo dục nào cũng ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý trẻ. Do đó biện pháp giáo dục tốt đối với trẻ là rất quan trọng và cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mỗi đứa trẻ sinh ra nếu được học hành, được dạy dỗ chu đáo thì sau này lớn lên mới trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.
Quả đúng như vậy giáo dục mầm non là một ngành học rất quan trọng, đây là bậc thang đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, nhằm hình thành ở trẻ cơ sở ban đầu nhân cách con người mới.
Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu riêng biệt phong phú và đa dạng.
Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêm phong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa dạng?
Nói như thế để khẳng định: ”Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người”. Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trong hơn nữa đối với trẻ nhỏ.
Với mỗi trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, bởi nó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh, với những màu sắc xang, đỏ, vàng.
Chính sự quan trọng của việc dạy trẻ nhận biết màu sắc. Đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà tôi với vai trò là giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc năng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài ”Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc độ tuổi 24-36 tháng”.
- Mục đích nghiên cứu.
Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng.Trong trường Mầm non tôi muốn đề cập tới việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo của trẻ. Chính vì thế việc giúp trẻ 24-36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt, ba màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết.
- Đối tượng nghiên cứu.
”Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc độ tuổi 24-36 tháng”. Trẻ lớp nhà trẻ A Trường mầm non Cát Tân năm học ………...
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp sử dụng lời nói (Giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại )
– Phương pháp trực quan :(Giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình …)
– Phương pháp trò chơi : ( Giáo viên tổ chức trò chơi và chơi cùng trẻ)
– Phương pháp quan sát những hoạt động của trẻ.
– Phương pháp tổ chức của giáo viên qua các hoạt động.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Tầm quan trọng của màu sắc đối với trẻ giáo dục trẻ nhận biết phân biệt là
một nội dung phù hợp, cần thiết đưa vào giáo dục cho trẻ mầm non ở lúa tuổi 24- 36 tháng. Trẻ nhận biết được màu sắc là cơ sở để trẻ lĩnh hội kiến thức nhận biết thế giới xung quanh trẻ.
Trong khi đó trẻ 24-36 tháng tuổi lại rất thích những đồ vật mang màu sắc
xanh, đỏ, vàng. Trẻ thường chọn những đồ dùng, đồ chơi mang những màu sắc đặc trưng đó để chơi nhưng trẻ lại không biết được đồ vật đó là màu gì chỉ biết rằng nó đẹp nên chọn để chơi. Như vậy tuy chưa đi vào dạy lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng nhưng qua việc trẻ biết chọn đồ chơi có màu sắc nổi bật (Xanh, đỏ,vàng) cũng chính là trẻ đã biết nhận ra cái đẹp, đây chính là nền tảng để dạy trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ ở độ tuổi tiếp theo.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của ban giám hiệu và giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới.
Tôi đã được học tập đầy đủ các chuyên đề của Phòng giáo dục và nhà trường.
Kinh nghiệm của bản thân nhiều năm giảng dạy, hiểu được tâm sinh lý của trẻ, có đầy đủ phương pháp, biện pháp để dạy trẻ.
Các cháu đều rất ngoan thích hoạt động
Đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho môn học tương đối đầy đủ cho trẻ hoạt động hàng ngày.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên không tránh khỏi một số khó khăn đó là:
Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục chua được coi trọng. Đường xá đi lại khó khăn, lầy lội, đa số là trẻ ở xa lớp học, trẻ đi học không đều nhất là những ngày mưa gió hoặc giá rét. Do đó việc giáo dục cho trẻ có ý thức học tập cũng như việc thực hiện chương trình tôi gặp nhiều khó khăn.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nhưng mức độ nhận thức không đồng đều.
2.3. Kết qủa, hiệu quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên tôi đã khảo sát thực tế khả năng nhận biết phân biệt màu của trẻ ở lớp tôi như sau:
TT | Nội dung | Kết quả | ||
Kết quả khi chưa áp dụng đề tài: | ||||
Số trẻ | Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua hoạt động có chủ đích | 14 | 6 cháu = 43% | 8 cháu = 57% |
2 | Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua hoạt động ngoài tiết học | 14 | 6 cháu = 43% | 8 cháu = 57% |
3 | Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua hoạt động ngoài trời | 14 | 7 cháu = 50% | 7 cháu = 50% |
4 | Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua hoạt động quan sát. | 14 | 6 cháu = 43% | 8 cháu = 57% |
Từ thực trạng trên để công việc giảng dạy cung cấp kiến thức cho trẻ đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục việc nhận biết phân biệt màu cho trẻ 24 – 36 tháng ở lớp tôi chủ nhiệm. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: ”Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc độ tuổi 24-36 tháng”.
- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1 Xây dựng nề nếp lớp.
Tôi xác định việc hình thành nề nếp thói quen cho trẻ khi đến lớp là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng các môn học của trẻ, ngay từ đầu tôi đã rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen cho trẻ trong học tập và vui chơi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]