SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
- Mã tài liệu: MP0901 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 10,11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 672 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917“ triển khai các biện pháp như sau:
Phần 1: Lựa chọn nội dung ôn tập khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Phần 2: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
2.1. Xác định động cơ, hứng thú học tập cho học sinh
2.2. Hình thành sớm ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn lịch sử
2.3. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các chủ đề hoặc bài tập lịch sử
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn luyện cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Mô tả sản phẩm
- Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
– Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917”
– Lĩnh vực áp dụng:
+ Giảng dạy chuyên đề “Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917” – phần Lịch sử thế giới hiện đại.
+ Ôn thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi khu vực, học sinh giỏi Quốc gia và thi THPT quốc gia.
- Nội dung
- Giải pháp cũ thường làm:
– Chi tiết giải pháp cũ:
Với bộ môn Lịch sử, nội dung ôn luyện phục vụ thi HSGQG hầu như bao quát toàn bộ chương trình cấp học bao gồm cả lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam. Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa quan trọng. Cuộc Cách mạng này không chỉ có ý nghĩa sâu sắc với nước Nga mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại; làm thay đổi cục diện chính trị thế giới; cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam- độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 giúp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác (Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp 1945-1954, kháng chiến chống Mĩ 1954-1975…). Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong các kì thi học sinh giỏi và ôn thi THPTQG.
Tuy nhiên, do chưa nhận thức thấu đáo về bài tập lịch sử, chưa thường xuyên sử dụng bài tập hoặc còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng bài tập nên khi dạy “Chuyên đề: Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917” các Thầy cô giáo thường thực hiện một số phương pháp như sau:
+ Trong quá trình giảng bài mới, có thể đã áp dụng công nghệ thông tin để cung cấp những hình ảnh sinh động… nhưng giáo viên chủ yếu dành thời gian cho thông báo, miêu tả, giải thích, ghi bảng hoặc đọc cho học sinh chép bài. Nếu có phát huy trí lực học sinh, gây sự chú ý các em, giáo viên cũng chỉ nêu câu hỏi đơn giản: “Tại sao trước cách mạng Tháng Mười, nước Nga được coi là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc?”,“Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917”, “Phân tích ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cho biết công lao của Lê Nin đối với cuộc cách mạng này?”V…v…
+ Cuối giờ học, giáo viên căn dặn học sinh về nhà học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.
– Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
+ Ưu điểm: đảm bảo đựợc tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên không mất nhiều thời gian, công sức cho việc soạn bài và giảng dạy.
+ Nhược điểm: không gây được hứng thú, không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức thì học sinh còn rất cần được rèn luyện về khả năng độc lập làm việc, tinh thần và ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập.
- Giải pháp mới cải tiến:
* Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Với mong muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông, sau khi tiếp cận với nhiều tài liệu và bằng thực tiễn dạy học chúng tôi đã đưa ra một giải pháp mới với mong muốn cải thiện được tình hình. Chúng tôi đã viết chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi giảng dạy cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917” với hy vọng có thể chia sẻ những kinh nghiệm về linh hội nội dung và tiến hành phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi với các đồng nghiệp cùng các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập chuyên đề này.
Chuyên đề gồm có hai phần:
Phần 1: Lựa chọn nội dung ôn tập khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. (xem phụ lục trang 10 – 14)
Phần 2: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. (xem phụ lục trang 15 – 32)
Thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã:
2.1. Xác định động cơ, hứng thú học tập cho học sinh
Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong học tập lịch sử. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người ta hoạt động. Tuyệt đại bộ phận động cơ của con người đều là biểu hiện cụ thể của nhu cầu. Nhu cầu có thể biểu hiện dưới các hình thức như hứng thú, ý định, mong muốn…Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người. Ý định là một nhu cầu chưa phân hoá, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến con người mơ hồ cảm thấy muốn làm một cái gì, nhưng chưa rõ vì sao mình định làm như thế và chưa rõ làm như thế nào. Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học lịch sử là làm thế nào khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập từ đó khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khát khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh.
Động cơ học tập môn lịch sử của học sinh phải được tạo ra bởi quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, cộng điểm, vào đại học…) hoặc bằng sức mạnh của nội dung bài học. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học. Vì vậy chỉ có thể nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử ở trường chuyên nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi sử nói riêng khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
2.2. Hình thành sớm ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn lịch sử
– Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách có hiệu quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy. Muốn vậy học sinh phải được trang bị những cơ sở mang tính phương pháp luận nhận thức lịch sử. Kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng ta cần hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống.
+ Kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng làm bài thi môn lịch sử.
– Để giúp học sinh hình thành các năng lực học và làm bài tốt môn Lịch sử nói chung, về Cách mạng tháng Mười năm 1917 nói riêng, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng một số phương pháp như sau:
+ Vận dụng phương pháp học theo “sơ đồ tư duy”, kết hợp với “từ khoá”
+ Xác định, liên hệ những sự kiện lớn của thế giới có tác động trực tiếp tác động Việt Nam trong cùng thời kì.
+ Làm quen và ôn luyện thành thạo các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi khi hỏi về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
– Khi bước vào kì thi hay kiểm tra, giáo viên cần nhắc nhở các em chú ý:
Thứ nhất, phải đọc và phân tích đề bài để hiểu yêu cầu và nội dung mà câu hỏi, bài tập đặt ra. Đây là công việc đầu tiên, không thể thiếu được để tránh việc xa đề, lạc đề, không phân phối đủ thời gian cho bài viết.
Thứ hai, phải xây dựng dàn ý để đáp ứng yêu cầu cơ bản của bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động được thời gian. Dàn bài gồm các phần chủ yếu: Phần mở bài, phần thân bài và phần kết luận.
Thứ ba: Khi làm bài học sinh phải chú ý làm câu dễ trước, khó sau và cố gắng hoàn thành hết mọi câu mà đề ra. Trong khi viết phải chú trọng nhiều đến cách hành văn- dùng từ ngữ giản dị, trong sáng, đúng ngữ pháp, không viết sai chính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc…
Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiêm, tự luận và thực hành.
2.3. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các chủ đề hoặc bài tập lịch sử.
Trong thực tiễn giảng dạy, phương pháp này rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao khi giải quyết các vấn đề lịch sử mang tính chất tổng hợp, nâng cao cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh giỏi để các em có thể phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cũng như các kĩ năng phân tích, lập luận bảo vệ ý kiến của mình, phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Khi tham gia thảo luận, các nhóm cùng trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho nhau.
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn luyện cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Câu hỏi, bài tập cần luyện cho học sinh giỏi môn lịch sử cũng phải tuân thủ qui luật nhận thức và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh:
Nhận biết, thể hiện khả năng nhớ, thuộc kiến thức, thường được hỏi bằng các từ: Nêu…, Trình bày…, Hãy kể…
Thông hiểu, thể hiện khả năng phân biệt, so sánh, giải thích, chứng minh, thường được hỏi bằng các từ: Hãy chứng minh rằng…, Vì sao…? Tại sao…? (có khi thay bằng: Hãy trình bày/giải thích
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]