SKKN Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3032 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1226 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo.
Biện pháp 2: Giáo dục trẻ những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn.
Biện pháp 3: Rèn luyện tình cảm thói quen, hành vi đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ định.
Biện pháp 4: Tăng cường rèn luyện tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | SỐ TRANG |
MỤC LỤC | ||
1 | MỞ ĐẦU | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề nghiên cứu | |
2.3 | Các biện pháp thực hiện nhằm hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo. | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Giáo dục trẻ những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn. | |
2.3.3 | Biện pháp 3: Rèn luyện tình cảm thói quen, hành vi đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ định. | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Tăng cường rèn luyện tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến | |
3 | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- Mở đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò to lớn trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Vì thế chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước, chiến lược này được cụ thể hoá trong chương trình giáo dục Mầm non của nước ta hiện nay.
Trẻ độ tuổi mầm non chiếm vị trí quan trọng trong việc lĩnh hội những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng trong việc hình thành hành vi phù hợp với những khái niệm ấy. Trong khi giao tiếp với những người xung quanh, trong quá trình giáo dục và dạy học, dựa vào kinh nghiệm trực tiếp, trẻ biết được như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, biết được sự đánh giá của người lớn đối với điều tốt và điều xấu.
Mặt khác lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành nhân cách, vốn kinh nghiệm xã hội của trẻ còn ít ỏi, tình cảm chi phối mạnh mẽ đến đời sống của trẻ, trẻ dễ xúc động trước con người và cảnh vật xung quanh. Những ấn tượng đầu tiên của thời thơ ấu thường để lại những dấu ấn trong suốt cả cuộc đời sau này. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục hình thành rèn luyện tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy cần phải tạo cho trẻ những biểu tượng, khái niệm đạo đức, những dấu ấn ban đầu thật chính xác, phản ánh được hành vi đạo đức của xã hội, đồng thời phải hình thành cho trẻ những thái độ thói quen hành vi đạo đức, tình cảm đúng đắn đối với con người và thế giới xung quanh.
Ngày nay giữa cuộc sống bộn bề lo toan ngày càng phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội, và hành vi phạm pháp của những em nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên đã làm không ít người phải đau lòng, phải chăng đạo đức của các em chưa được quan tâm giáo dục đúng mức và đúng cách?. Theo tôi, tôi thiết nghĩ vấn đề này không phải là của mỗi cá nhân ai hay tập thể nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội, xã hội cần chung tay nhằm cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết, mối quan hệ trong giao tiếp với cộng đồng, đưa trẻ vào môi trường sống thật lành mạnh, trong sáng, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Việc hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức của con người ngay từ ban đầu là một nền tảng để phát huy nguồn nhân lực nhân tài của thế hệ trẻ cho đất nước. Chính vì vậy đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Đặc biệt là trẻ mầm non, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Đối với trẻ mầm non, hàng ngày dưới tác động của người lớn, rồi bằng những kinh nghiệm trực tiếp, trẻ đã có thể hiểu và nắm bắt được những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng như thế nào là xấu, là tốt, ngoan, hư…,có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó, dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy. chẳng hạn trong quá trình giao tiếp với người lớn, trẻ chứng kiến những hành vi, sự đánh giá của họ “tốt, nên, không nên, không được phép…, từ đó trẻ biết cái gì là tốt nên làm, điều gì không nên làm…”. Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời, việc uốn nắn, sửa lại rất khó khăn. Bởi vậy nếu ngay từ tuổi mầm non, chúng ta chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, biểu tượng hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho nhân cách mai sau của trẻ.
Tuy nhiên trong thực tế ở trường mầm non cho thấy trẻ những tình cảm thói quen, hành vi đạo đức sơ đẳng ban đầu còn hạn chế như: Đến lớp cô nhắc thì trẻ mới chào cô, tranh giành đồ chơi với bạn, phá hỏng đồ chơi, vứt rác bừa bãi, nói to, đùa nghịch, xô, đẩy bạn, ngắt lá, bẻ cành.
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và từ nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục nhằm hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ thực tế như trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân với mong muốn đưa ra được một số biện pháp phù hợp có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Giúp trẻ có những hành vi văn minh và tình cảm đạo đức tốt
Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và quan tâm sâu sắc hơn về việc giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Góp phần giúp giáo viên có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ ở trường mầm non.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Trê mẫu giáo 4- 5 tuổi truờng mầm non Kim Tân
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
– Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lí của trẻ 4- 5 tuổi và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách.
– Phương pháp sử dụng lời nói, giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
– Phương pháp thực hành – so sánh .
– Phương pháp nêu gương – đánh giá kết quả
– Phương pháp thực nghiệm
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang
bị cho trẻ có những hiểu biết về những qui tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ
những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]